Quản lý chất lượng phân bón: Cần chế tài xử phạt đặc thù

Thứ tư, ngày 11/09/2013 09:44 AM (GMT+7)
Đó là đề xuất của các đại biểu tại Hội nghị “Cục diện thị trường và định hướng quản lý nhà nước về phân bón thời gian tới” do Bộ Công Thương phối hợp các bộ, ngành, doanh nghiệp tổ chức ngày 10.9 ở TP. Cần Thơ.
Bình luận 0
Chủ động nguồn cung

Theo ông Võ Văn Quyền – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương: Hiện nay, năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng được trên 80% nhu cầu sử dụng phân vô cơ với tổng sản lượng sản xuất hàng năm đạt trên 8 triệu tấn các loại. Đến năm 2015, cơ bản nguồn cung phân bón trong nước sẽ được chủ động (100% phân urê, NPK, lân; trên 70 – 80% phân DAP, kali; trên 30% SA – một loại đạm hàm lượng thấp có thể thay thế bằng urê).

Do mức xử phạt hành vi sản xuất phân bón giả chưa đủ sức răn đe, nên nhiều đối tượng dễ tái phạm (ảnh: QLTT Vĩnh Long niêm phong phân bón giả).
Do mức xử phạt hành vi sản xuất phân bón giả chưa đủ sức răn đe, nên nhiều đối tượng dễ tái phạm

Thông tin từ hội nghị cho biết, việc cung ứng đủ phân bón urê từ nguồn sản xuất trong nước cũng đã giảm mạnh sự phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu và do đó giảm mức độ ảnh hưởng từ những biến động về giá, chính sách xuất khẩu từ thị trường nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc (thị trường cung ứng trên 80 –90% lượng phân bón nhập khẩu cho Việt Nam).

“Trong chính sách xuất khẩu phân bón của Trung Quốc, cứ đến giai đoạn vụ đông xuân (thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 6 năm sau), Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu bằng việc tăng thuế xuất khẩu lên mức cao (thường khảng 110%), điều này ảnh hưởng lớn đến giá phân bón nhập khẩu tại Việt Nam và theo đó ảnh hưởng đến giá phân bón chung trong nước. Chính vì vậy, trong nhiều năm trước đây giá phân bón tại thị trường trong nước cũng thường có biến động tăng cao trong vụ đông xuân. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, từ khi nguồn phân bón sản xuất trong nước gia tăng, nhất là đối với mặt hàng urê, giá phân bón vào vụ đông xuân đã tương đối bình ổn” – ông Quyền cho hay.

Tăng cường quản lý

Tại hội nghị, nhiều đại biểu tỏ ra e ngại rằng thời gian qua, các chế tài xử phạt các hành vi sản xuất, lưu hành, kinh doanh phân bón giả hiện nay còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe. Mức xử phạt thấp nên vẫn dễ tái phạm.

"Cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
Ông Phạm Văn Dư


Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) Phạm Văn Dư kiến nghị: “Phân bón là loại hàng hóa đặc thù, có những điểm khác biệt với các loại hàng hóa khác. Khi xét các điều kiện về vi phạm chất lượng và việc đề ra các chế tài xử lý, xử phạt cũng cần phải có những quy định đặc thù riêng. Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng độ màu mỡ của đất, trái lại cũng là loại có thể gây tác động xấu tới môi trường. Do vậy, cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

“Để định hướng quản lý mặt hàng phân bón trong thời gian tới nhằm mục tiêu bình ổn thị trường: Cần tăng cường kiểm soát hoạt động sản xuất phân bón, nhất là đối với những loại phân bón có công nghệ sản xuất tương đối đơn giản như NPK thông qua việc sửa đổi nghị định về xử phạt và vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng” - ông Võ Văn Quyền đưa ra giải pháp.

Ông Dương Trí Hội – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí đề xuất: Cơ quan quản lý thị trường cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón nhập khẩu nói chung, đặc biệt lưu ý hàng tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc. Quy định rõ ràng để dần loại bỏ những loại phân bón kém chất lượng, chất lượng không như cam kết, đảm bảo quyền lợi của người nông dân cũng như doanh nghiệp.
Đức Khánh (Đức Khánh)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem