Quốc gia nhỏ bé bí ẩn bất ngờ được dự báo bùng nổ kinh tế gấp 40 lần Mỹ

Huy Nguyễn (Theo CNBC) Thứ ba, ngày 12/11/2019 18:55 PM (GMT+7)
Guyana, một quốc gia nhỏ bé có khoảng 780.000 người dân sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế lên tới 86% vào năm 2020, theo IMF.
Bình luận 0

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tin rằng một trong những quốc gia nhỏ nhất Nam Mỹ có thể sẽ chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong tăng trưởng kinh tế vào năm tới.

Guyana, một quốc gia sở hữu khoảng 780.000 người dân, có chung biên giới với Brazil, Suriname và Venezuela ở phía đông bắc Nam Mỹ, sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế từ mức 4,2 % vào năm 2019 lên tới 86% vào năm 2020, theo IMF.

Sự mở rộng bùng nổ của GDP thực tế hàng năm cho thấy rằng Guyaa có thể sẽ là quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới vào năm tới. Để thấy rõ sự tăng trưởng này, dự kiến tốc độ mở rộng kinh tế của Guyana sẽ cao gấp 40 lần so với dự kiến tăng trưởng tại Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất thế giới và 14 lần so với dự kiến của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

img

Guyana là một trong những quốc gia nhỏ nhất Nam Mỹ (Nguồn: CNBC)

“Lý do IMF dự kiến như vậy là vì Guyana có lượng dầu thô được tính theo bình quân đầu người cao nhất trên thế giới”,  Natalia Davies Hidalgo, một nhà phân tích kinh tế, đã nói với CNBC qua điện thoại vào thứ Hai (11/11).

So với Saudi Arabia – quốc gia dẫn đầu khối OPEC, nơi có khoảng 1.900 thùng dầu dự trữ tính trên đầu người, thì Guyana có con số gấp đôi: 3.900 thùng. Hidalgo cho biết: “Và khả năng còn có thể có nhiều hơn nữa, vì việc khai thác dầu thậm chí còn chưa bắt đầu và còn những khám phá mới vẫn đang được thực hiện”.

Guyana đã sẵn sàng bắt đầu sản xuất dầu vào tháng tới - một triển vọng mà các nhà phân tích tin rằng sẽ biến đổi nền kinh tế ở đất nước Nam Mỹ này một cách đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, Hidalgo mô tả dự báo của IMF là “quá tham vọng”, bởi đây có lẽ là dự báo kinh tế hàng năm cao nhất mà tổ chức toàn cầu này từng đưa ra.

Ngoài việc thiếu cơ chế luật pháp quản lý ở đất nước này, Hidalgo cho thấy vẫn có khả năng trì hoãn dự án và khó có thể thanh toán nợ khi xây dựng cơ sở hạ tầng, những yếu tố có thể đe dọa dự báo của IMF.

img

Taxi sông chờ những người làm việc trong khu vực rừng rậm, khai thác vàng và kim cương  tại bến tàu ở thị trấn Bartica, Guyana (Nguồn: CNBC)

Đầu năm nay, IMF đã chia sẻ rằng, triển vọng trung hạn của Guyana “rất thuận lợi”. Việc bắt đầu khai thác dầu vào năm 2020 sẽ mở ra cơ hội tăng quy mô vốn và chi tiêu hiện tại trong trung hạn để giải quyết các lỗ hổng về cơ sở hạ tầng và nhu cầu phát triển con người của Guyana, đồng thời, làm giảm bớt các lo ngại về những khoản nợ dài hạn của quốc gia này.

Tuy nhiên, tổ chức này đã nhanh chóng đưa ra lời cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra khi mở rộng kinh tế nhanh chóng. Tốc độ tăng chi tiêu công cần tăng từ từ để tránh lãng phí và giảm thiểu các biến dạng kinh tế vĩ mô liên quan đến “Bệnh Hà Lan” - hiện tượng thường xuất hiện ở các quốc gia tăng trưởng kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên quốc gia.

“Bệnh Hà Lan” là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến những hậu quả tiêu cực có thể phát sinh từ sự gia tăng đột biến về giá trị của đồng nội tệ. Chẳng hạn như phát hiện của Guyana về trữ lượng dầu lớn có thể sẽ làm cho quốc gia này giàu lên một cách nhanh chóng nhưng cũng có thể gây hại cho nền kinh tế vĩ mô của đất nước.

Quốc gia nào sẽ thống trị kinh tế thế giới trong 5 năm tới?

Việt Nam không còn xuất hiện trong số 20 nước đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem