Quy định sinh viên bán dâm đến lần thứ 4 mới bị đuổi học không có tính răn đe

Quang Trung Thứ năm, ngày 07/12/2023 18:32 PM (GMT+7)
Chuyên gia pháp lý cho rằng, quy định sinh viên bán dâm đến lần thứ 4 mới bị đuổi học không còn phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay, vì sao?
Bình luận 0

Vì sao Thông tư 10/2016/TT- BGDĐT không còn phù hợp?

Dư luận đang xôn xao với Quy chế người học năm 2023 của Trường đại học Hoa Sen quy định 28 hành vi vi phạm và khung xử lý, áp dụng cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và người học tất cả các chương trình, hình thức đào tạo.

Quy định sinh viên bán dâm đến lần thứ 4 mới bị đuổi học không có tính răn đe - Ảnh 1.

Trường Đại học Hoa Sen gây xôn xao dư luận về quy chế của trường đại học là sinh viên bán dâm 4 lần sẽ bị xử lý đuổi học. Ảnh: Đại học Hoa Sen.

Trong đó, nổi bật là quy định đối với hành vi hoạt động mại dâm: sinh viên vi phạm lần 1 bị kỷ luật khiển trách, lần 2 cảnh cáo, lần 3 đình chỉ có thời hạn, lần 4 buộc thôi học.

Sau thông tin này, trao đổi với PV Dân Việt, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết: Từ năm 2016 tới nay, quy định kỷ luật sinh viên hoạt động mại dâm, trong đó có hành vi bán dâm chia thành các mức độ xử lý kỷ luật khác nhau theo Thông tư 10/2016/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Cụ thể, nếu sinh viên bán dâm bị phát hiện đến lần thứ 4 mới bị buộc thôi học. Trường hợp sinh viên bán dâm mà không bị phát hiện hoặc chỉ bị phát hiện đến lần thứ 3 sẽ không bị buộc thôi học, mức xử lý kỷ luật nặng nhất là tạm đình chỉ học có thời hạn.

Ông Cường cho rằng, quy định này không còn phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay khi cơ quan chức năng phát hiện ngày càng nhiều hơn gái bán dâm là sinh viên, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đặc biệt là trong các đường dây hotgirl, chân dài dài bán dâm cho các đại gia, bán dâm theo tour, hình thức bán dâm theo kiểu "sugar baby"...

Vì vậy, để duy trì kỷ luật học đường, giữ gìn uy tín cho hoạt động giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật cho sinh viên, cần phải sửa đổi quy định của thông tư nói trên.

Phải sớm thay đổi mới có tính răn đe

Một điều cũng đáng chú ý là thông tư chia tách hành vi "chứa mại dâm, môi giới mại dâm" và hành vi "hoạt động mại dâm" thành hai hình thức vi phạm khác nhau tương ứng với đó là các hình thức xử lý cũng khác nhau.

Vị chuyên gia cho rằng, với cách xây dựng văn bản pháp luật thế này, có thể hiểu hoạt động mại dâm khác với chứa mại dâm, môi giới mại dâm.

Trong khi đó, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm quy định hoạt động mại dâm bao gồm nhiều hành vi khác nhau như: mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, cưỡng bức bán dâm...

Bộ luật hình sự hiện nay cũng quy định hành vi môi giới mại dâm và chứa mại dâm sẽ bị xử lý hình sự. Còn các hành vi hoạt động mại dâm khác như bán dâm, mua dâm, bảo kê mại dâm, tùy vào tính chất mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bởi vậy, về mặt ngữ nghĩa, khái niệm, thông tư trên quy định hoạt động mại dâm như vậy là chưa rõ ràng. Trong hoạt động mại dâm này có thể hiểu bao gồm cả hành vi mua dâm và bán dâm.

Theo đó, quy định này thừa nhận sinh viên bán dâm đến lần thứ 3 (bị phát hiện) vẫn chưa bị đuổi học. Quy định như vậy chưa thể hiện tính răn đe và dẫn đến nhiều người có thể hiểu sai rằng quy định hiện nay cho phép sinh viên bán dâm đến lần thứ 3 mà không bị buộc thôi học.

Điều đáng chú ý về quy định kỷ luật sinh viên vi phạm liên quan đến hoạt động mại dâm không phải là quy định mới. Trước đây (trước năm 2016) cũng đã có quy định tương tự.

Tuy nhiên, Quyết định 42/2007/QĐ-BGD ĐT có hiệu lực đến năm 2016 quy định, sinh viên hoạt động mại dâm bị phát hiện lần thứ nhất sẽ bị đình chỉ học có thời hạn, lần thứ 2 sẽ bị buộc thôi học.

Quy định này thể hiện tính răn đe, kỷ luật nghiêm khắc khi sinh viên sa đà vào các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên từ năm 2016, thông tư mới thay thế đã nới lỏng hình thức xử lý kỷ luật đối với hoạt động mại dâm của sinh viên.

"Hiện này, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng vẫn đang căn cứ vào Thông tư 10/2016/TT- BGDĐT để ban hành nội qui, quy chế nội bộ cho cơ sở giáo dục của mình, quy định sinh viên hoạt động mại dâm đến lần thứ tư mới bị đình chỉ học.

Bởi vậy, khi thông tư trên còn hiệu lực pháp luật, tất cả các cơ sở giáo dục đại học chỉ được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo thông tư này mà không được phép áp dụng hình thức xử lý nghiêm khắc hơn. Vì thế, phải sớm thay đổi mới có tính răn đe cao" – ông Cường nêu quan điểm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem