Quy định thị tẩm kỳ lạ của nhà Thanh vào dịp Tết: Chỉ người này được ở cùng hoàng đế 2 ngày đầu năm
Quy định thị tẩm kỳ lạ của nhà Thanh vào dịp Tết
Thứ tư, ngày 14/02/2024 20:32 PM (GMT+7)
Vào thời nhà Thanh, các nghi lễ và phong tục của hoàng cung trong dịp Tết Nguyên đán rất nhiều nguyên tắc. Thậm chí, việc thị tẩm của các hoàng đế cũng có quy định riêng.
Theo nhiều nhà nghiên cứu sử học Trung Quốc đánh giá thì nhà Thanh là thời đại có nhiều quy tắc lễ nghi phức tạp nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Nếu như nói các luật lệ ngày thường là 1 thì dịp lễ Tết sẽ là 10. Thậm chí, việc thị tẩm trong những ngày Tết Nguyên đán cũng có quy định vô cùng khắt khe.
Theo cuốn "Cung nữ đàm vãng lục" và "Lão Phật gia bất cao hưng" thì hoàng đế của nhà Thanh không có nhiều thời gian để thư giãn trong dịp Tết Nguyên đán.Trong ngày cuối cùng của năm cũ, hoàng đế sẽ tạm gác lại công việc để gặp mặt các hoàng tử và con cháu.
Sau đó, hoàng đế sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi các chư hầu nước ngoài cùng quan đại thần tại Bảo Hòa điện. Bữa tiệc này sẽ có rất nhiều món ăn ngon cùng nhiều màn biểu diễn âm nhạc, nhào lộn để không khí thêm phần vui vẻ. Tiếp đến, hoàng đế sẽ tham dự bữa tiệc cùng hoàng thân quốc thích, hoàng hậu và các phi tần.
Về việc thị tẩm,vào đêm giao thừa, đêm mùng 1 và mùng 2 của năm mới, hoàng đế bắt buộc phải ngủ cùng giường với hoàng hậu. Đây được coi là đặc ân của bậc mẫu nghi thiên hạ.
Trong nhiều cuốn dã sử, hoàng đế Quang Tự phải thành hôn cùng hoàng hậu Long Dụ theo sự sắp đặt của Từ Hi thái hậu, tuy ông không bằng lòng nhưng trong suốt 3 đêm kể trên nhà vua phải ở cùng bà.
Kể từ mùng 3 Tết Nguyên đán trở đi, hoàng đế có thể tùy chọn lật thẻ bài của các phi tần khác dựa theo tâm trạng của ngài. Tuy nhiên, dù là ở thời nhà Chu, nhà Hán hay thậm chí là nhà Thanh, cho dù các hoàng đế không muốn, họ vẫn được đảm bảo mỗi ngày đều có người ngủ cùng họ.
Số người được phép hầu hạ hoàng thượng chỉ giới hạn trong đối tượng là phi tần đã được sắc phong và cung nữ. Rất hiếm khi có tiền lệ nhà vua tùy ý sủng hạnh những mỹ nữ không rõ danh tính hay không có xuất thân rõ ràng, trong sạch. Bởi việc thị tẩm liên quan trực tiếp đến huyết thống hoàng tộc và danh dự của bậc đế vương.
Sau khi thẻ bài được lật, thái giám sẽ thông báo tới vị phi tần đó.Vị phi tần này phải tắm rửa sạch sẽ, sau đó không mặc đồ mà được cuộn trong một chiếc chăn dày màu đỏđể thái giám khiêng tới tẩm cung của vua. Việc phi tần không được mặc y phục khi đến thị tẩm chủ yếu để giữ an toàn cho hoàng đế, bởi sự thực là lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận không ít trường hợp hậu phi, cung nữ ám sát nhà vua.
Ngay cả khi đã nằm trên long sàng thì phi tần vẫn phải chịu sự ràng buộc của cả tá luật lệ kỳ lạ. Họ phải tự mình bò lên long sàng và chui vào chăn vì việc đứng quay lưng lại với hoàng đế bị coi là phạm thượng. Sau khi lâm hạnh, họ phải bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được thái giám đưa trở lại về cung của mình để nghỉ ngơi.
Thậm chí, trong suốt thời gian thị tẩm, phi tần không được phát ra bất kỳ âm thanh nào. Đây là một quy tắc bất thành văn mà ai cũng phải ngầm hiểu. Sau khi thị tẩm xong, phi tần phải lập tức rời khỏi tẩm cung. Trong cung, chỉ duy nhất hoàng hậu là có quyền được ở lại với nhà vua cả đêm.
Giờ giấc thị tẩm của hoàng đế đều được Kính sự phòng quy định rõ ràng. Hoàng đế và các phi tần chỉ được thị tẩm trong khoảng nửa giờ. Khi hết giờ, thái giám đứng bên ngoài sẽ lên tiếng nhắc nhở. Quy định này là để tránh hoàng đế say mê tửu sắc mà quên đi chính sự và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, hoàng đế dù yêu thích vị phi tần nào đó cũng không được thị tẩm mỹ nhân này trong nhiều đêm liên tiếp. Nguyên nhân chính là do hoàng thất không thể để việc sinh con cái ảnh hưởng tới chính trị. Thêm vào đó, việc độc sủng một người khiến cho các phi tần khác ghen ghét, đố kị, dẫn tới loạn chốn hậu cung.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.