Màu sắc đỏ tươi và căng mọng đầy hấp dẫn của trái mâm xôi chín
Là loại trái mọc tự nhiên rất nhiều ở ven bờ bụi rậm vùng gò, đồi ở đồng bằng, mâm xôi rừng (tên khoa học là Rubus alceaefolius Poir) còn có các tên gọi khác như: đùm đũm, cơm xôi, chúc xôi, mắc hủ, co hu, phúc bồn tử...
Trái mâm xôi khi chín được cấu thành bằng những múi nhỏ
Trái mâm xôi thường nằm khuất dưới tán lá trong bụi rậm
Mâm xôi trưởng thành cao từ 0,8-1,2m, thân chỉ bằng 2/3 chiếc đũa ăn cơm được phủ đầy gai nhỏ nhọn, khá cứng. Lá có màu xanh đậm phía trên và hơi nhạt ở phía dưới, với bề mặt cả 2 đều nhám.
Những trái mâm xôi mới chín
Trái mâm xôi khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp, với kích cỡ to khoảng bằng ngón tay cái người lớn và được cấu thành bởi những múi nhỏ bé hơn hạt đậu xanh. Khi ăn trái mâm xôi có vị ngọt nhẹ và thanh.
Mâm xôi chín luôn thu hút nhiều người tìm hái, nhất là trẻ nhỏ.
Một bụi cây mâm xôi
Tuy chỉ là loại quả "ăn cho vui", không có giá trị lớn về kinh tế hay mang lại thu nhập cho người dân trong việc thu hoạch, hái bán, thế nhưng theo tài liệu y học thì từ quả, thân, cành và lá của cây mâm xôi được sử dụng để hỗ trợ và chữa trị rất nhiều bệnh, như liệt dương, lao lực, tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa béo phì và phòng chống xơ vữa động mạch, cải thiện tiêu hóa, làm đẹp da...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.