Xe bọc thép Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện ở Qatar.
Theo RT, Đại sứ Kuwait vốn là người trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar, đã đem đến Doha tối hậu thư bao gồm danh sách 13 điều khoản mà các nước Ả Rập muốn Qatar tuân thủ.
Tối hậu thư bao gồm yêu cầu Qatar ngừng hợp tác với Iran, đóng cửa căn cứ quân sự, nơi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mới được điều đến, đóng kênh truyền hình Al-Jazeera.
Các nước Ả Rập do Ả Rập Saudi dẫn đầu cũng buộc Doha ngừng mọi quan hệ với các nhóm khủng bố, như Anh em Hồi giáo, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Al-Qaeda. Ả Rập Saudi mong muốn Qatar ngừng cấp tiền cho những nhóm cực đoan bị Mỹ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.
Các nước vùng Vịnh cũng yêu cầu Qatar cung cấp chi tiết danh tính “những người hoạt động đối lập” mà Doha đang hỗ trợ. Qatar cũng phải giao nộp những kẻ bị Ai Cập, Bahrain, UAE, Ả Rập Saudi truy nã.
Trong tối hậu thư bao gồm 13 điều khoản, Ả Rập Saudi tuyên bố cho Qatar 10 ngày để thực hiện đầy đủ yêu cầu trên.
Thủ đô Doha, Qatar.
Trước khi Kuwait đưa tối hậu thư, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói thế giới Ả Rập nên đề nghị Qatar những yêu cầu “hợp lý và có thể thực hiện được”.
Đây là lần thứ hai Đại sứ Kuwait đến Doha với nhiệm vụ khôi phục quan hệ Qatar và các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).
Trong lần trước đó, Doha từ chối mọi điều kiện. Ngoại trưởng Qatar Abdulrahman Al-Thani tuyên bố, không một thế lực nào có thể can thiệp vào chính sách ngoại giao của Doha.
Khủng hoảng ngoại giao Qatar diễn ra vào đầu tháng này, sau khi Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani công khai chỉ trích Ả Rập Saudi vì quan điểm chống Iran. Hãng thông tấn Qatar (QNA) sau đó nói hacker đã tấn công và cho đăng tải thông điệp trên.
Trong bối cảnh bị cô lập toàn diện, Doha ngày càng xích lại gần Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Iran gửi hàng ngàn tấn lương thực đến Qatar mỗi ngày trong khi Thổ Nhĩ Kỳ gửi binh sĩ đến huấn luyện.
Việc phế người cháu để đưa con trai lên làm thái tử, được cho là bước cuối cùng trong chiến lược suốt 2 năm qua của...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.