Quyết định 23
-
"Chỉ còn 1,5 tháng để nhận hồ sơ đăng ký, 6 tháng để đào tạo, thời gian thế này chẳng khác nào thách đố doanh nghiệp. Đến cuối năm đề án chưa chắc đạt được", ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ nói về việc triển khai, thực hiện Đề án tái đào tạo nghề cho lao động theo Nghị quyết 68.
-
Nhiều lao động thắc mắc, tới thời điểm dịch sắp kiểm soát được, các địa phương dần nối lại các hoạt động nhưng một số lao động, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được hỗ trợ. Nhiều lao động thắc mắc tới thời điểm nào sẽ kết thúc gói hỗ trợ này.
-
Sau hơn 1 tháng triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68, nhận định chung là tốc độ triển khai còn chậm, Bộ LĐTBXH lấy ý kiến các bộ ngành để đề xuất trình Chính phủ sửa một số nội dung trong Nghị quyết này.
-
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã thông tin như vậy trong buổi họp trực tuyến với các Sở LĐTBXH và địa phương về tình hình triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23 vào chiều muộn ngày 26/8.
-
Vốn vay ưu đãi của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đang bị tắc nghẽn vì vướng giấy xác nhận hoàn thành quyết toán thuế.
-
Hiện nay, các đơn vị đang triển khai gói tái đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68. Để thực hiện nội dung này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có quyết định, quy định trách nhiệm kiểm tra, theo dõi của từng đơn vị.
-
Đến nay trong cả nước, đã có hàng trăm doanh nghiệp bị dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được hỗ trợ vay vốn trả lương ngừng việc cho hơn 12.000 lao động từ gói hỗ trợ 7.500 tỷ đồng.
-
Đại diện Bộ LĐTBXH cho biết đã hỗ trợ cho 11 triệu lao động trên cả nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số tiền là 4.300 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ gói 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23.
-
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 và Quyết định 23 cụ thể hóa nội dung hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nội dung hỗ trợ lao động tự do chưa cụ thể, cần có văn bản hướng dẫn thêm.
-
Văn bản, thủ tục đã có, vì thế các địa phương phải "thần tốc" triển khai hỗ trợ cho lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, đặt ưu tiên hỗ trợ nhanh với lao động tự do, lao động mất việc, ngừng việc.