Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bức ảnh được chuyên gia bò sát đăng tải trên trang Facebook của Rattlesnake Solutions. Ảnh: Rattlesnake Solutions
Tờ Daily Mail hôm 5/12 đưa tin, một con rắn chuông kim cương miền tây (western diamondback rattlesnake) - loài có nọc độc chết người - xuất hiện trong bức ảnh ở bang Arizona, Mỹ. Tuy nhiên, nó ngụy trang khéo léo tới mức nhiều người dù đã nhìn kỹ vẫn không thể phát hiện ra.
Dave Holland, chuyên gia bò sát, đã đăng bức ảnh lên trang Facebook của Rattlesnake Solutions - một dịch vụ chuyên xử lý rắn chuông ở thành phố Phoenix và thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ - và hỏi cư dân mạng về vị trí của con rắn độc.
Không ít người phải "điên đầu" vì bức ảnh mà không tìm được con rắn chuông. "Tôi đã nhìn bức ảnh nhiều lần nhưng vẫn không thấy nó. Ai đó chỉ giúp tôi với", Phillip Floyd, một cư dân mạng, bình luận.
Việc nhiều người không thể tìm thấy vị trí của con rắn chuông cho thấy nguy cơ vô tình giẫm phải con rắn độc này là rất cao. Một số chuyên gia bò sát cho rằng, đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị rắn cắn ở Mỹ.
"Rắn chuông kim cương miền tây nổi tiếng với vết cắn chí mạng, gieo rắc nỗi sợ hãi cho con người", theo thông tin từ trường Zoology, thuộc Đại học Michigan, Mỹ.
Cũng theo ngôi trường này, loài rắn chuông sẽ tấn công con người nếu chúng cảm thấy bị đe dọa, nhưng nhìn chung, loài này ưa thích các con mồi là động vật có vú, chim, cá hoặc các loài bò sát nhỏ khác. "Chỉ vài giây, rắn chuông kim cương miền tây có thể tung ra cú đớp chí mạng bằng cách tiêm nọc độc vào con mồi", theo trường Zoology.
Con rắn chuông cuộn tròn ngay dưới một tảng đá. Ảnh: Daily Mail
Chuyên gia Dave Holland nhận được điện thoại từ chủ nhân một ngôi nhà, báo rằng có "vị khách không mời" ở sân sau của gia đình này.
"Con rắn dài chừng 1 mét và nằm cuộn mình dưới một tảng đá lớn trước một hang chuột", Holland chia sẻ với trang tin địa phương McClatchy News. "Khách hàng của tôi đã phát hiện con rắn chuông và giữ khoảng cách với nó cho tới khi tôi tới. Con rắn dường như đang tránh nắng". Holland sau đó thả con rắn chuông về môi trường hoang dã.
Theo Bảo tàng sa mạc Sonora-Arizona, rắn chuông kim cương miền tây thường cuộn tròn trong bóng râm để tránh cái nắng mùa hè và sẽ chui vào hang ngủ đông khi mùa đông tới.
Tổ chức Nature Mapping cho biết, loài này là "thủ phạm" của hàng trăm vụ rắn cắn ở Mỹ mỗi năm. "Chúng cuộn tròn và phát ra tiếng kêu như tiếng chuông nếu cảm thấy bị đe dọa. Tiếng chuông như một lời cảnh báo với đối phương: nên tránh xa ra", theo Nature Mapping.
Trang Outdoor Life cho hay: "Vết cắn của loài rắn chuông này gây chảy máu nghiêm trọng cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Nó sẽ sưng tấy, tím bầm, phồng rộp và các tổn thương khác trên da".
Nếu không được chữa trị kịp thời, người bị rắn chuông kim cương miền tây cắn sẽ tử vong trong thời gian ngắn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.