Rất khó nghiên cứu, điều chế vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi

Trần Quang Thứ năm, ngày 21/03/2019 08:32 AM (GMT+7)
Nói về biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi (dịch tả heo châu Phi), ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch Tễ, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, dịch tả lợn châu phi đã xuất hiện trên thế giới gần 100 năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa có thuốc chữa và vắc xin phòng bệnh. Trước mắt, phương pháp rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh, tiêu độc khử trùng là biện pháp hiệu quả nhất...
Bình luận 0

CLIP: Xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không chính xác về dịch tả lợn châu Phi.

"Đến thời điểm hiện nay với vai trò cơ quan nhà nước quản lý thuốc thú y, chúng tôi cũng chưa nhận được bất kỳ hồ sơ nào có chế phẩm, sản phẩm thuốc phòng chống được dịch bệnh tả lợn châu Phi", ông Long nói.

Ông Long cho biết thêm, hiện nay phương pháp rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh, tiêu độc khử trùng là biện pháp hiệu quả đã được kiểm chứng và được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khuyến khích các hộ chăn nuôi sử dụng. Và hiện tại, biện pháp trên đã được tất cả các địa phương thực hiện và cho thấy hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh rất tốt, các hộ chăn nuôi cần tích cực áp dụng biện pháp này.

"Chúng tôi đã và đang tìm hiểu rất kỹ về mầm bệnh dịch tả lợn này cũng như việc phối hợp với các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp để xác định mức độ, cơ hội, cũng như thách thức của nó. Sau đó, Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ KHCN và Bộ Y tế để nghiên cứu về bệnh này và vắc xin phòng dịch.

Cũng phải nói rằng, chúng tôi không chỉ nghiên cứu về vaccine mà còn tìm hiểu về dịch tễ, đặc tính virut, kháng nguyên của virut và đặc tính về cấu trúc phân tử của virut... Bởi muốn điều chế được vắc xin thì chúng ta phải hiểu rất rõ về đặc tính này mới thành công được. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, điều chế vắc xin phòng dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới cũng làm chục năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa thành công", ông Long khẳng định. 

Về nguyên nhân chưa thể sản xuất được vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi, ông Long cho rằng: Có rất nhiều lý do nhưng theo tôi tóm tắt có 2 nguyên nhân chính, một là do cấu trúc con virút này rất phức tạp, nó có rất nhiều nhóm protein khác nhau và không có cái nào là đặc hiệu để con lợn khi bị bệnh có thể sản sinh ra kháng thể chung hoa được con virut mới xâm nhập vào cơ thể. Thứ 2 bản thân tích của con viruts này tấn công vào đại tế bào rất nguy hiểm... 

"Tuy khó khăn, thách thức là vậy nhưng Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức thế giới để nghiên cứu và sớm tìm ra vắc xin phòng dịch tả lợn nguy hiểm này", ông Long nhấn mạnh.

img

 Ông Long trao đổi tại buổi Tòa đoàm trực tuyến với chủ đề “Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn an toàn” do Báo Nông Thôn Ngày Nay/điện tử Dân Việt phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hà Nội ngày 19.3. Ảnh: Trọng Hiếu

Cũng theo ông Long, hiện nay trên các trang mạng xã hội có nhiều thông tin không chính xác, thậm chí bịa đặt về dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng đã phối hợp xử lý nghiêm những người phát tán thông tin không chính xác này. "Chúng tôi đề nghị bà con cần cẩn trọng trước những thông tin không chính xác lan truyền trên các trang mạng xã hội, mà lúc này bà con cần thực hiện các bước phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ NN&PTNT đưa ra:Thứ nhất là người chăn nuôi, tiêu dùng không nên quá hoang mang trước dịch tả lợn châu Phi, bởi bệnh này không lây nhiễm ở người.

img

Công văn của Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm những thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi.

Thứ 2, cả nước mới có hơn 34.000 con lợn bị tiêu huỷ, chiếm 0,1% so với tổng đàn lợn của cả nước. Có nghĩa là số lợn bị tiêu huỷ so với tổng đàn còn rất nhỏ. Toàn bộ số lợn bệnh, nghi bệnh đều đã được tiêu huỷ, người tiêu dùng không cần phải băn khoăn về chuyện lợn có bệnh tuồn ra ngoài thị trường. Còn lại, đàn lợn của chúng ta vẫn có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm, vì vậy người tiêu dùng không nên hoang mang mà vẫn nên sự dụng thịt ăn như ngày thường", ông Long nhấn mạnh.

Nói thêm về vấn đề này, TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho hay: Vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin có chế phẩm sinh học, thuốc giúp ức chế virus tả lợn châu Phi trên đàn lợn là không có cơ sở khoa học. Dịch tả lợn Châu Phi là do virus, muốn phòng chống dịch bệnh phải có vaccine, nhưng hiện tại chưa có vắc xin hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi bệnh. 

img

 Người tiêu dùng Hà Nội vẫn tích cực mua thịt lợn về chế biến, sử dụng hàng ngày.

Do đó theo bà Hạnh, bà con cần thực hiện nghiêm phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, trong đó chú ý tiêu độc khử trùng cho đàn lợn. Hiện, bà con thực hiện tiêu độc khử trùng chưa đúng khuyến cáo, chưa đúng khoa học kỹ thuật." Để đạt được hiệu quả cao trong sát trùng bà con cần chú ý làm sạch chuồng trại trước khi tiêu độc khử trùng.Đây là bước quan trọng, bao gồm dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ có trong chuồng trại một cách triệt để. Tiến hành rửa cọ bằng nước, bước này làm giảm đi mật số vi sinh vật và bề mặt chuồng trại, để làm tiền đề cho các bước sau", bà Hạnh nhấn mạnh.

Bà Hạnh cho biết thêm, theo đánh giá của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc tại Việt Nam (FAO Việt Nam), an toàn sinh học nghiêm ngặt trong khu chăn nuôi lợn là rất quan trọng để ngăn chặn sự thâm nhập của dịch tả lợn châu Phi.

Về quy trình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, bà con cần chọn giống là những con của cặp bố mẹ có năng suất cao, có nguồn gốc rõ ràng và được tiêm phòng đầy đủ. Thứ 2 về thức ăn phải đủ hàm lượng dinh dưỡng và được kiểm soát đảm bảo không bị nấm mốc, ôi thiu; nước uống cho đàn lợn phải sạch sẽ. Bên cạnh đó, đàn lợn cần được tiêm phòng vaccine đầy đủ. Điều kiện để chăn nuôi lợn theo phương pháp an toàn sinh học rất đơn giản, bà con có thể áp dụng được ngay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem