Rau đặc sản
-
Anh Nguyễn Văn Tùng Sáu (xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) bộc bạch: “Mùa nước, chúng tôi thường chèo xuồng hái bông điên điển, kiếm được khoảng 200.000 đồng/ngày. Mùa này, bông điên điển có giá từ 30.000-40.000 đồng/kg”.
-
Lên vùng miền núi Bắc Kạn vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch hàng năm sẽ bắt gặp mùa rau ngót rừng. Những người dân sinh sống ở nơi đây đã quen với mùa thu hoạch loại rau rừng-rau đặc sản này.
-
Anh Trần Văn Khôi, ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) bỏ cây khóm (cây dứa gai) để trồng rau choại-một loại rau dại mọc hoang, rau đặc sản. Mô hình trồng rau dại mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, làm thay đổi cuộc sống, anh Khôi vươn lên thoát nghèo ngoạn mục.
-
Rau móp chứa hàm lượng chất xơ cao. Loại rau dại mọc hoang nhiều ở ven các dòng sông vùng Đông Nam bộ, trong đó có đất Bình Dương. Rau móp dại ăn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phòng ngừa táo bón, làm giảm cân, thanh lọc cơ thể và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
-
Nhiều bà con chuyên canh rau màu ở huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) khấm khá, làm giàu từ trồng hẹ (cây hẹ, rau hẹ). Những năm gần đây, bông hẹ là một loại rau đặc sản ở Sóc Trăng.
-
Từ xưa, có một loại rau rừng, rau dại mọc hoang đã gắn bó bền chặt với vùng Đồng Tháp Mười phèn chua, nước mặn là rau choại. Loại rau rừng, rau dại này là nguồn thức ăn chủ yếu của các chiến sĩ cách mạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ...
-
Trồng rau dại có tên cù nèo, ông Sơn, một nông dân ở phường 7, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nhận rau đặc sản mọc hoang trong mương sinh trưởng, phát triển rất tốt trên vùng đất nhiễm phèn. Cù nèo là loại rau đồng, rau sạch, không tốn tiền mua giống, chi phí nhẹ, dễ chăm sóc, rất ưa chuộng trên thị trường...
-
Tại một số vùng đất lúa hay đất nuôi tôm sản xuất không hiệu quả ở tỉnh Sóc Trăng, nhiều hộ dân đã chuyển đổi sang trồng cây bồn bồn, mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ còn thoát nghèo nhờ mô hình trồng "rau đặc sản" này.
-
Từng là loại cỏ mọc hoang dại này ở Cà Mau không ai chú ý nhưng gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch, rau đặc sản, được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang trồng năn bộp làm rau đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế khá.
-
Đến với Bình Dương, bạn sẽ thấy ở đây có một loại rau đặc sản mà nhiều người yêu thích, trở thành những món ăn ngon trong thực đơn nhà hàng. Khi ai đó tò mò hỏi, người dân ở đây sẽ giới thiệu ngay chính là món rau móp.