Máy bay phản lực chiến đấu một động cơ siêu âm 'độc tôn' của Nga
Rò rỉ thông tin mật về máy bay phản lực chiến đấu một động cơ siêu âm của Nga thách thức cả thế giới
Thứ sáu, ngày 02/07/2021 19:30 PM (GMT+7)
Đây chỉ là thiết kế máy bay chiến đấu mới thứ hai của Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng lại được coi là đối thủ đáng gờm 'nhanh, nhẹ và giá rẻ' nhất thế giới trong cuộc chạy đua vũ trang của các cường quốc quân sự.
Đây sẽ là chiếc máy baychiến đấu một động cơ có cùng kích cỡ với F-16 của Mỹ. Một máy baychiến đấu hạng nhẹ, rẻ tiền sẽ giúp Nga hiện đại hóa lực lượng máy baychiến đấu của mình đồng thời chứng tỏ sự phổ biến trong cuộc chạy đua vũ khí quân sự toàn cầu.
Phòng thiết kế Sukhoi nổi tiếng của Nga được cho là đang nghiên cứu một loại máy baychiến đấu thế hệ thứ năm hoàn toàn mới: "Một máy baychiến đấu hạng nhẹ có khả năng đạt tốc độ phi siêu âm lên trên Mach 2, tối đa là Mach 5". Máy baychiến đấu giấu tên có thể sẽ bổ sung cho máy baychiến đấu Su-57 lớn hơn, nặng hơn và sử dụng ít nhất một số thành phần tương tự.
Với khả năng vecto lực đẩy số 1 hiện nay, cho phép máy baychiến đấu thế hệ thứ 5 mới của Nga có khả năng cơ động đáng kinh ngạc lên tầm 'không tưởng'.
Theo một nguồn tin tiết lộ trong ngành thông qua kênh truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti, máy baychiến đấu thế hệ thứ 5 sẽ có một động cơ, giảm tín hiệu radar, siêu cơ động và sở hữu khả năng vectơ lực đẩy số 1 hiện nay. Nguồn tin cũng cho biết máy bay có thể được cung cấp ở các phiên bản có người lái và không người lái.
Vectơ lực đẩy liên quan đến việc sử dụng các vòi xả quay. Hầu hết các máy baychiến đấu chỉ có thể tạo ra lực đẩy theo hướng mà các vòi phun hướng vào (cùng mặt phẳng với mũi máy bay). Nhưng một chiếc máy bay phản lực được trang bị vòi phun vectơ lực đẩy, một đặc sản của Sukhoi, có thể tạo ra lực đẩy theo các hướng khác nhau. Điều này cho phép khả năng cơ động đáng kinh ngạc lên tầm 'không tưởng'. Chỉ cần xem những gì một chiếc Sukhoi Su-35 đã làm tại Triển lãm Hàng không Paris 2013 cũng đủ thấy 'uy lực' của nó thế nào:
Sukhoi Su-35 trình diễn tại Triển lãm Hàng không Paris 2013
Kỹ năng này cực kỳ hữu ích trong không chiến, vì các phi công có thể sử dụng nó để giành lợi thế về vị trí trước đối thủ của họ. Vectơ lực đẩy cũng có thể rút ngắn khoảng cách cất cánh của máy baychiến đấu, vì nó cho phép máy bay hướng các vòi phun của nó xuống một chút.
RIA Novosti tuyên bố máy baychiến đấu mới sẽ đạt tối đa ở tốc độ phi siêu âm trên Mach 2 ( tức là đánh bại cả Su-57 của Không quân Nga, chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới). Nhà phân tích người Nga, Rob Lee cho biết máy baychiến đấu sẽ sử dụng cùng động cơ phản lực đốt sau Izdeliye 30, bản cải tiến mà Sukhoi sử dụng trên máy baychiến đấu Su-57, khiến nó trở thành siêu tiêm kích vượt trội hơn hẳn F22 của Mỹ. Một máy bay phản lực 18 tấn với động cơ Izdeliye 30 sẽ có tốc độ siêu phi âm trên Mach 2 và đạt mức tối đa Mach 5.Tuy nhiên, BMPD đã phân tích một bức ảnh gần đây cho thấy phần mũi của một thiết kế máy baychiến đấu mới trên bàn làm việc của Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov. Mũi giống như của Su-57, nhưng lai kiểu F-16 với cửa hút gió ở cằm.
Máy baychiến đấu mới sẽ lấp đầy một vị trí quan trọng trong danh mục máy baychiến đấu của Nga. Hai phòng thiết kế máy baychiến đấu của Nga, Sukhoi và Mikoyan-Gurevich (MiG) đã tập trung nguồn lực hạn chế sau Chiến tranh Lạnh của họ để phát triển máy baychiến đấu hai động cơ. Điều đó tốt cho quân đội Nga trên vùng lãnh thổ rộng lớn, nhưng máy baychiến đấu một động cơ cũng rất hữu ích và có thể bán chạy ở nước ngoài.
Máy bay phản lực Sukhoi thế hệ thứ 5 mới này sẽ tham gia vào lĩnh vực máy baychiến đấu ngày càng đông đúc dự kiến ra mắt vào năm 2030. Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng có kế hoạch tung ra máy baychiến đấu thế hệ tiếp theo chiếm ưu thế trên không NGAD của Không quân, NGAD của Hải quân và một máy baychiến đấu đa năng mới MR-X. Pháp và Đức cũng đang hợp tác để tạo ra máy baychiến đấu FCAS và Anh đang phát triển máy baychiến đấu Tempest. Nhật Bản cũng đang chế tạo một máy baychiến đấu sử dụng ưu thế trên không mới với sự giúp đỡ của Lockheed Martin, Hàn Quốc và Indonesia đang cùng phát triển máy baychiến đấu Boramae ("Chim ưng").
Vui lòng nhập nội dung bình luận.