Rượu, tiên đan
Cảnh uống rượu trong phim không đơn giản như khán giả lầm tưởng
Trong phim Trung Quốc, nước suối thường được dùng để giả rượu là điều không gây bất ngờ. Tuy nhiên, làm thế nào để các diễn viên đóng cho "ra chất" uống rượu ngay từ khi nhấp lên môi cho đến lúc đỏ ửng mặt và say mềm?
Được biết, đội đạo cụ của các đoàn phim cổ trang thường phủ một lớp sơn đặc biệt ở bên ngoài chiếc bát đất nung, khiến người cầm nó chỉ ngửi thôi đã thấy cay xè, chưa nói đến đưa lên miệng.
"Mọi người đều khó chịu với loại bát này. Cũng có diễn viên vừa nhìn thấy bát như vậy đã nổi đóa lên nhưng cũng không thay đổi được gì hơn. Chỉ những sao lớn thì đoàn phim mới chịu nhượng bộ”, ông Châu - một nhân viên đạo cụ lâu năm chia sẻ.
Với những bình rượu độc, bí kíp pha chế là sử dụng nước khoáng có ga như Sprite, pha với nước lọc để tạo bọt. Cảm quan sẽ rất giống một thứ nước khiến khán giả cảm giác là rượu có… độc tố.
Diễn cảnh ăn linh đan dễ chịu hơn nhiều lần so với uống rượu
Trái ngược với trải nghiệm khó khăn khi diễn cảnh uống rượu, diễn viên sẽ cảm thấy vô cùng ngọt ngào khi đóng cảnh uống tiên đan. Đó là bởi đạo cụ này được làm từ quả thanh mai phủ socola rất ngon miệng.
Thuốc Bắc từ trà đường và cocacola
Cảnh uống thuốc Bắc rất phổ biến trong phim cổ trang Trung Quốc
Ngoài tiên đan, rượu, thuốc độc thì phải nhắc đến thuốc Bắc như trong phim. Thuốc nóng thường dùng nước đường đỏ để pha, nếu thuốc nguội thì đơn giản nhất là nước coca, rót ra đợi lắng bọt là lên hình được.
"Nôn ra - nhai lại"
Với những cảnh yêu cầu diễn viên phải đụng đũa, khi đó buộc phải sử dụng đồ ăn thật. Tuy vậy cũng có ngoại lệ. Ông Châu tiết lộ: “Thông thường đoàn phim sẽ lấy từ hộp cơm của diễn viên một vài món và đặt lên mâm "trang trí". Ví dụ cảnh quay trong 'Thần điêu đại hiệp' của Vu Chính có đoạn Tiểu Long Nữ đau buồn ngồi một mình trong quán ăn, khách khứa xung quanh ngồi ăn uống linh đình với đồ ăn thật được lấy ra từ hộp cơm của đoàn”.
Các món ăn trên phim thường tận dụng từ cơm hộp của các diễn viên trong đoàn
Hơn nữa, những mâm “cơm hộp” thường được dùng cho các đại cảnh nên diễn viên không được tùy tiện "thích gặp gì thì gắp". Ông Châu cho biết thêm: “Nếu nói ra thì hơi quá. Ví dụ cảnh ăn uống diễn viên gắp một miếng để ăn nhưng chưa đạt thì phải quay lại. Tuy nhiên đồ ăn trên mâm không được gắp tùy tiện vì thiếu một chút là hình ảnh sai sót. Do đó, diễn viên không được phép nuốt thức ăn, phòng trường hợp phải quay lại".
Ăn giả cũng có ăn thật
Cảnh bữa ăn trong "Hồng lâu mộng"
Trong thời gian quay Hồng Lâu Mộng phiên bản 1986, diễn viên thường nhắc nhở nhau: “Này đừng có ăn đạo cụ đấy nhé”.
Còn nhớ thời gian đó điều kiện sống ở Trung Quốc vẫn còn khó khăn. Nhiều cảnh quay bày những đĩa hạt dưa lên bàn làm đạo cụ. Thế nhưng, khi phim chưa bấm máy thì đạo cụ thường bị diễn viên ăn mất nên luôn phải bổ sung thêm.
Hồ Ca ăn ngấu nghiến trong "Kẻ ngụy trang"
Bên cạnh đó cũng có những đoàn phim khá chu đáo khi sử dụng đồ ăn thật, có đầu bếp lo nấu ăn cho đoàn giúp các cảnh ăn uống trở nên thật và tự nhiên. Có thể ví dụ các phim như Chiến trường sa, Kẻ ngụy trang, Lang Nha bảng…
Cảnh Vương Khải húp cháo cũng sử dụng đồ ăn thật
Diễn viên đòi hỏi ăn sang
Diễn viên nổi tiếng sẽ có đãi ngộ tốt khi đóng cảnh ăn uống
Theo tiết lộ của nhân viên trường quay họ Châu, những ngôi sao có tiếng tăm khi đóng cảnh ăn uống thường được ăn những món tươi ngon, sử dụng bát đũa an toàn. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ như trường hợp Lưu Đức Hoa từng nhắm mắt ăn chân gà thiu để hoàn thành 1 cảnh quay lúc nửa đêm. Anh thông cảm cho đội đạo cụ chuẩn bị thức ăn từ quá sớm, lại không thể mua món mới vào thời điểm khó khăn như vậy.
Trên phim huyền ảo, mê đắm là vậy, nhưng nhìn sang thực tế khác xa một trời vực.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.