Sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt

Thứ năm, ngày 03/04/2014 11:37 AM (GMT+7)
Thời tiết chuyển mùa, trẻ em thường bị viêm đường hô hấp, sốt. Thuốc hạ sốt thường được các bà mẹ sử dụng ngay nhằm hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách có thể gây hại cho trẻ.
Bình luận 0
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), không ít trường hợp trẻ bị ngộ độc paracetamol do bố mẹ dùng thuốc hạ sốt cho con quá liều. Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ, dưới dạng thuốc uống, viên sủi, viên đặt hậu môn và cả miếng dán. Các loại thuốc này đều có những tác dụng phụ và cách sử dụng riêng mà các bà mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chẳng hạn, với miếng dán hạ sốt, nhiều bà mẹ cho rằng “dán ngoài da thì không có hại”. Tuy nhiên, theo TS Dũng, dùng miếng dán hạ sốt, trẻ có thể tạm thời hạ nhiệt, tuy nhiên miếng dán bít kín cả vùng da lớn trong vòng 6-8 giờ khiến da dễ bị mẩn ngứa. Miếng dán có thành phần menthol (bạc hà) còn có thể gây kích ứng mạnh, đôi khi làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ sơ sinh. Trẻ cũng có thể bị dị ứng bởi các thành phần trong miếng dán.

Viên đặt hậu môn có tác dụng hạ sốt thường được dùng cho trẻ bị nôn, trớ, khó uống thuốc. Tuy nhiên, cho dù đặt hậu môn thì thuốc vẫn vào máu, nếu quá liều sẽ gây hại cho gan. Trung bình sử dụng 10- 15mg paracetamol/kg thể trọng của trẻ, ngày đặt 3 – 4 lần và liều tối đa cho trẻ không quá 60mg/kg/ngày là an toàn mà hiệu quả nhất. Viên đặt cũng chỉ có 1 liều cố định, mỗi viên đặt 1 lần, không bẻ đôi viên thuốc hạ sốt của người lớn để dùng cho trẻ nhỏ.

Các thuốc hạ sốt dạng uống hoặc viên sủi cũng cần chú trọng cân nặng và liều dùng cho trẻ để thuốc phát huy tác dụng mà không làm trẻ bị ngộ độc hoặc nhờn thuốc.

Diệu Linh (Diệu Linh)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem