Sai lầm lớn của nhà đầu tư giữa tâm dịch Corona

Huy Nguyễn (Theo Yahoo Finance) Thứ sáu, ngày 07/02/2020 18:55 PM (GMT+7)
Các nhà đầu tư đang mắc sai lầm lớn khi xem đại dịch SARS trước đây là tiền lệ để đưa ra dự đoán cho thị trường toàn cầu. Thực tế là mọi dự đoán về thị trường giữa tâm bão Corona hiện nay đều không hoàn toàn đúng đắn.
Bình luận 0

Nhiều doanh nghiệp đầu tư tiến hành ngoại suy hiệu suất của Chỉ số thị trường S&P 500 từ thời kỳ bùng phát dịch SARS đến nay và cho rằng, các cổ phiếu đang có chiều hướng đi xuống trước khi phục hồi. Nhưng những dự báo như vậy thực tế là "một trong các cách tiếp cận sai lầm nhất" để dự đoán hiệu suất thị trường trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh như hiện nay, Tom Porcelli, trưởng bộ phận kinh tế của tập đoàn đầu tư RBC Capital Markets cho biết.

Dự báo dựa trên đại dịch SARS là một sai lầm bởi bối cảnh kinh tế và mối quan tâm địa chính trị trong dịch SARS khác biệt rất nhiều so với hiện tại, khiến việc so sánh trực tiếp giữa hai tình huống trở nên khập khiễng, ông nói.

img

Virus Corona bùng phát khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về tình hình kinh tế trong năm 2020 (Nguồn: Yahoo Finance)

Với sự bùng phát của virus Corona, nhiều nhà đầu tư thị trường đều thấy được sự khác biệt to lớn so với thời điểm của đại dịch SARS vào khoảng năm 2002/2003. Nhìn vào đoạn băng trong khoảng thời gian đó cho thấy cổ phiếu của Hoa Kỳ đã giảm gần 13% kể từ khi trường hợp SARS đầu tiên được báo cáo vào cuối năm 2002, Porcelli cho biết.

Sự tương đồng về bệnh lý giữa virus SARS gần hai thập kỷ trước và coronavirus hiện tại đã làm trầm trọng thêm các sai lầm khi so sánh kinh tế giữa hai đại dịch này. Các chuyên gia cho biết virus 2019-nCoV tương tự về mặt di truyền so với SARS, nhưng với mức độ nghiêm trọng nhẹ hơn về mặt lâm sàng và tỷ lệ tử vong. 

So sánh về phản ứng của thị trường đối với hai đợt bùng phát, các thông số thu được đều thể hiện sự khác biệt to lớn giữa 2 giai đoạn phát sinh dịch bệnh này, ông Porcelli nói. Ví dụ như, nền kinh tế Hoa Kỳ đã ở trong tình trạng yếu hơn nhiều trong năm 2002 đến 2003 so với hiện tại.

Tuyên bố thất nghiệp thế giới đã tăng lên hơn 400.000 mỗi tuần vào giữa năm 2003, và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 6%. Trong khi đó, dù virus Corona đã bùng phát được gần 2 tháng, tình hình kinh tế các nước hiện vẫn khá ổn định. Theo báo cáo kinh tế Hoa Kỳ trong đợt dịch này, nền kinh tế hiện tại của nước này có tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở mức thấp, với 200.000 người thất nghiệp. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp cũng ở mức thấp nhất trong 50 năm, với mức 3,5%.

Và về phía người tiêu dùng, chỉ số niềm tin người tiêu dùng mới nhất duy trì ở mức 131,6 vào tháng 12, gần mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng năm 2003 chỉ bằng một nửa so với hiện nay.

Mặc dù bối cảnh khác nhau, nhưng thực tế là khó có thể ngăn được mọi người nghĩ về đợt dịch SARS năm 2003 do ảnh hưởng của nó với thế giới thực sự rất nặng nề. Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư, phải thận trọng phân tích bối cảnh thị trường, thay vì đưa ra dự báo liên tục dựa trên một đợt dịch trong quá khứ.

Những rủi ro ảnh hưởng to lớn tới năm 2020 của người đầu tư

Sự lạc quan về thỏa thuận thương mại “giai đoạn một“ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đẩy cổ phiếu lên mức cao kỷ...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem