Theo tài liệu dược học cổ truyền, sâm đất vị mặn, tính lạnh, có công dụng bổ dưỡng phần âm và giải nhiệt, làm mát phổi, cải thiện công năng tỳ vị, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nóng bốc ở tầng sâu bên trong hay sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm, ho khạc đờm nhiều do phế hư; tiểu đêm nhiều…
Clip đào sâm đất ven rừng ngập mặn.
Còn theo dân gian, sâm đất có công dụng bổ thận, ích tinh, chữa yếu sinh lý, liệt dương. Sâm đất tươi được chế biến thành các món rán, xào, nướng hoặc nấu cháo cho người ốm bồi bổ sức khỏe. Hiện nay, tại các nhà hàng sâm đất là một đặc sản đắt tiền.
Sâm đất được nhiều người xem là "thần dược". (Ảnh: Chúc Ly).
Để đào được con sâm đất thì dụng cụ lao động khá đơn giản. Người đi săn chỉ cần chuẩn bị một cây cuốc nhỏ hay xẻng, can nhựa hoặc thùng để đựng sản phẩm bắt được, nhang ung muỗi để tránh bị muỗi đốt. Đặc biệt, cuốc và xẻng luôn được người đi đào mài sắc để có thể đào sâu xuống nền đất.
Những cây cuốc nhỏ phải được mài cho bén để đào sâu vào đất. (Ảnh: Chúc Ly).
Anh Nguyễn Văn Thuận (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), cho biết: "Đào sâm đất là nghề chính của tôi, trong xóm có khoảng vài chục người làm công việc này. Thông thường sâm đất có quanh năm, những tháng nước lên thì có nhiều hơn. Nghề này cũng khá cực khổ vì phải lặn lội nhiều, có khi trời mưa thì ướt hết, bị muỗi đốt là chyện thường xuyên".
Con sâm đất ở trong hang dưới lớp bùn, phải thật nhanh tay để kéo nó lên. (Ảnh: Chúc Ly).
Theo nhiều người đào sâm đất có kinh nghiệm, sâm đất nằm trong hang sâu dưới lớp đất bùn và rất nhanh, người đi săn phải thật nhanh tay mới bắt được. Ở những nơi mặt bùn có ụ lên vài lỗ nhỏ, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vòi nhỏ thò ra thì hầu như lúc nào cũng có sâm đất. Việc đào bới ảnh hưởng đến rễ của các loại cây rừng, nên họ rất chú ý tránh khu vực cây con, tránh rễ cây, chỉ đào ở những nơi được cho phép.
Hiện giá sâm đất chưa qua sơ chế khoảng 30.000 đồng/kg, mỗi người đào sau 1 ngày thì kiếm được khoảng 10-15kg.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.