Sản phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ là động lực cho ngành dược liệu Việt

Nhóm PV Thứ năm, ngày 17/10/2019 15:00 PM (GMT+7)
Nhu cầu sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói riêng và thực phẩm chức năng nói chung liên tục tăng mạnh những năm lại đây. Tiềm năng phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng từ nguồn dược liệu như thế nào? Làm sao để đầu tư, tận dụng được nguồn dược liệu quý của nước ta trong sản xuất dòng sản phẩm này? Lời khuyên trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm chức năng? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong Trực tuyến “Phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ nguồn dược liệu Việt”.
Bình luận 0

Nhu cầu sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói riêng và thực phẩm chức năng nói chung liên tục tăng mạnh những năm lại đây. Cụ thể, nếu như năm 2000, cả nước mới chỉ có khoảng 60 sản phẩm của 15 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay, đã có hơn 3.600 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với gần 7.000 sản phẩm đang lưu hành.

Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chính đáng với những sản phẩm thực sự hữu ích hướng tới bảo vệ sức khỏe người dùng, hỗ trợ một số bệnh nhưng cũng có những cơ sở làm ảnh hưởng khi đưa ra thị trường sản phẩm kém chất lượng.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 1

Việt Nam có nguồn dược liệu quý cho sản xuất thực phẩm chức năng.

Về nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nhiều địa phương của nước ta phù hợp cho phát triển vùng dược liệu tập trung tạo nguồn thảo dược phong phú cho thực phẩm chức năng, tạo cơ hội xuất khẩu. 

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 3

Phó Tổng Biên tập NTNN/Dân Việt Nguyễn Văn Hoài.

Phát biểu khai mạc của nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay; Báo điện tử Dân Việt: Bộ Y tế nước ta định nghĩa thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.

Ở mỗi nước, thực phẩm chức năng được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau. Các nước Tây Âu gọi là “thực phẩm - thuốc” (alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement). Khái niệm thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980.

Nhu cầu sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (BVSK) nói riêng và thực phẩm chức năng (TPCN) nói chung liên tục tăng mạnh những năm lại đây. Cụ thể, nếu như năm 2000, cả nước mới chỉ có khoảng 60 sản phẩm của 15 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay, đã có hơn 3.600 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với gần 7.000 sản phẩm đang lưu hành.

Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chính đáng với những sản phẩm thực sự hữu ích hướng tới bảo vệ sức khỏe người dùng, hỗ trợ một số bệnh nhưng cũng có những cơ sở làm ảnh hưởng khi đưa ra thị trường sản phẩm kém chất lượng.

Về nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nhiều địa phương của nước ta phù hợp cho phát triển vùng dược liệu tập trung tạo nguồn thảo dược phong phú cho thực phẩm chức năng, tạo cơ hội xuất khẩu.

Tiềm năng phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng từ nguồn dược liệu như thế nào? Làm sao để đầu tư, tận dụng được nguồn dược liệu quý của nước ta trong sản xuất dòng sản phẩm này? Lời khuyên trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm chức năng?

Tất cả những vấn đề sẽ được các khách mời là đại diện các Cục, Hiệp hội, chuyên gia... giải đáp trong Trực tuyến này.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

Đến tham dự Trực tuyến có:

- PGS. TS Nguyễn Thế Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền (Bộ Y tế)

- TS Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam

- Ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại SBG

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 5

Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Phó TBT Báo Nông thôn Ngày nay/Báo Điện tử Dân Việt tặng hoa khách mời.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 7

Câu hỏi đầu tiên xin dành cho PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược Cổ truyền (Bộ Y tế): Thưa ông, ông có thể giới thiệu đôi nét về công tác quản lý, thực thi pháp luật về lĩnh vực y dược cổ truyền thời gian qua?

Hiện nay, Bộ Y tế đang giao cho Cục Quản lý Y dược cổ truyền một số công tác liên quan đến khám chữa bệnh. Cả nước có 98% các tỉnh có bệnh viện y học cổ truyền, 3 bệnh viện tuyến Trung ương, thực hiện vai trò khám chữa bệnh đầu ngành và cơ bản sử dụng các phương pháp y học cổ truyền như dùng thuốc,  châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.v.v..

Phần lớn, dược liệu đang sử dụng ở nước ta có nguồn gốc nhập khẩu. 

Hiện nay, Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến công tác phát triển y học cổ truyền trong đó đã thể hiện bằng những nghị định, thông tư, quy định, quy hoạch vùng trồng dược liệu cũng như các loại dược liệu ở Việt Nam có thể tự chủ trong công tác khám chữa bệnh cũng như xuất khẩu để tạo ra một nguồn thu ổn định cho nông dân.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh: Nếu so với thế giới, lĩnh vực y học cổ truyền của chúng ta có thể nói chỉ đứng sau Trung Quốc.

Do đó, việc tăng cường đầu tư, nhất là trồng và phát triển dược liệu có rất nhiều ý nghĩa, vừa tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân, vừa góp phần giữ gìn, phát triển các loài dược liệu quý phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Về công tác quản lý được thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật mà Đảng, Chính phủ rất quan tâm, tăng cường đầu tư nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn từ các khâu nuôi trồng, chế biến theo quy chuẩn từng bước tham gia hội nhập quốc tế. 

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 10

TS Nguyễn Trí Ngọc  - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Xin hỏi TS Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Đánh giá của ông về thực trạng dược liệu Việt Nam nhất là trong sử dụng nguyên liệu sản xuất những thực phẩm chất lượng cao?

- Qua ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, phải nói, chúng tôi rất mừng khi Bộ Y tế đã trình Chính phủ Đề án Phát triển Y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại. Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây dược liệu. Chúng ta có tới 5.000 loại thực vật, hơn 400 động vật có giá trị để chiết xuất, sản xuất dược liệu. Số lượng phong phú và đa dạng như vậy nhưng chúng ta mới chỉ đáp ứng được 25% nguồn nguyên liệu để làm các loại thuốc dược liệu là còn khiêm tốn.

Rõ ràng từ tiềm năng đến hiện thực đáp ứng được nhu cầu vẫn còn cách xa. Với dân số 100 triệu dân chắc chắn tiềm năng về thuốc dược liệu còn rất lớn.

Câu chuyện là làm thế nào để biến tiềm năng thành hiện thực.  Chúng ta có thể kể một loạt chính sách, từ Quyết định 176 (2013)vêf Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu và chiến lược quốc gia về phát triển ngành dược liệu tới năm 2020, tầm nhìn 2030.

Đến Nghị định 65 (2017) về Chính sách Đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu.

Tiếp đến là Nghị định 57 (2018) về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

Nghị định 116 (2018) về Chính sách ưu đãi vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 12

Ông Nguyễn Văn Tâm (giữa)

Thưa ông Nguyễn Văn Tâm, ông có thể giới thiệu đôi nét về đơn vị và sản phẩm của mình?

Ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại SBG: Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Một số sản phẩm của chúng tôi có nguồn gốc dược liệu. Phải nói, trực tuyến hôm nay rất ý nghĩa khi chúng tôi được lắng nghe các nhà quản lý, chuyên gia chia sẻ.

Trên thị trường, chúng tôi cung cấp Hạ Khang Đường và An Mạch MH.

Cụ thể, Hạ Khang Đường hỗ trợ giảm đường huyết, giúp hạn chế nguy cơ biến chướng của bệnh tiểu đường. Đối tượng sử dụng người có nguy cơ đái tháo đường, người có chỉ số đường huyết cao.

Còn An Mạch MH hỗ trợ giảm Cholesterol trong máu cao, người bị xơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh tim mạch và huyết áp.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh: Đầu năm 2019, Bộ Y tế phối hợp với Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội chợ Triển lãm dược liệu Việt Nam kéo dài 10 ngày trưng bày, giới thiệu sản phẩm sản xuất từ dược liệu. 

Ngày 20/8/2019, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030. 

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

Liên quan tới toạ đàm hôm nay, nhiều người gửi câu hỏi băn khoăn không rõ định nghĩa thực phẩm chức năng (TPCN) thế nào mới là đúng?PGS. TS Nguyễn Thế Thịnh: Bộ Y tế nước ta định nghĩa thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học. Ở mỗi nước, thực phẩm chức năngđược gọi bằng những thuật ngữ khác nhau. Các nước Tây Âu gọi là “thực phẩm - thuốc” (alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement). Khái niệm thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 15

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 16

PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây: Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác; Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh: Các loại thực phẩm chức năng: Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất; Nhóm bổ sung chất xơ; Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa; Bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác; Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần; Các thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt; Thực phẩm chức năng giảm cân…

Để chọn lựa đúng những thực phẩm cần thiết, người tiêu dùng nên đọc kỹ cả phần đối tượng sử dụng, liều dùng, công dụng, các lưu ý đặc biệt xem có phù hợp với mục đích sử dụng. Đừng quên xem tên, địa chỉ của nhà sản xuất để tránh hàng giả, hàng nhái.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 19

Toàn cảnh trực tuyến.

Thưa ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại SBG, trong quá trình sản xuất kinh doanh, đơn vị có gặp những khó khăn gì không?

Tôi rất tán thành ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền.

Thực ra, tôi cũng phải chia sẻ rất thật rằng: Chúng tôi quản lý rất chặt các đại lý, sales. Chúng tôi ban hành quy định về việc tư vấn cũng như tuân thủ pháp luật Quảng cáo. Tuy nhiên, chúng tôi đã gặp phải trường hợp, có một vài sale tự ý lập trang facebook và không tuân thủ nội quy, quy chế của Công ty buộc chúng tôi phải ngừng hợp tác với những cá nhân này thậm chí cho nghỉ việc ngay.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh: Hiện trong chữa bệnh bằng y học cổ truyền có 3 phương pháp: Dùng thuốc, Không dùng thuốc (tập dưỡng sinh, yoga, xoa bóp, bấm huyệt châm cứu…); Y thực trị: nghĩa là mùa nào ăn gì, phối hợp các nguyên liệu thảo dược với nhau.

Trong Triển lãm về dược liệu, chúng tôi đã từng tổ chức hội thảo về bữa ăn thảo dược, thông tin về việc kết hợp các nguyên liệu với nhau, bệnh này kiêng những món ăn gì, ví dụ bị trĩ thì không nên ngồi lâu, cứ 45 phút nên đứng dậy, đi lại, tránh ăn đồ cay nóng ớt tỏi… Chữa bệnh bằng y học cổ truyền rất phong phú, đạt hiệu quả cao.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 15

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 22

TS Nguyễn Trí Ngọc.

Với những DN có ý định đầu tư lớn vào trồng, sản xuất, chế biến dược liệu khép kín, TS Nguyễn Trí Ngọc có lời khuyên gì?

TS Nguyễn Trí Ngọc: Thời gian qua, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam  đã có nhiều buổi trao đổi, liên kết với các DN, tập đoàn lớn trong đó có TH True Milk, Hoàng Anh Gia Lai, Thaco Group, Văn Phú Invest, ECO Group... và nhiều doanh nghiệp khác. Chúng tôi đã kết nối thành công cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dược liệu nói riêng.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

TS Nguyễn Trí Ngọc: Chúng tôi cũng thừa nhận những chính sách tuy nhiều, đa dạng nhưng khả năng tiếp cận của DN vẫn còn hạn chế, còn nhiều bất cập. Đó chính là những điểm nghẽn trong quá trình phát triển các vùng nguyên liệu tập trung khiến cho chúng ta thường xuyên thiếu nguyên liệu. Trong khi đó, theo xu hướng hội nhập, DN cần phải phát triển chuỗi giá trị sản phẩm có như thế mới có thể phát triển bền vững và ổn định chúng ta phải tập trung phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn kết được người sản xuất, vùng sản xuất với khoa học công nghệ trong cả khâu nuôi trồng và chế biến. Đây là hướng đi tất yếu trong sản xuất nôn gnhigệp nói chung và sản pxuất cây dược liệu nói riêng.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 2

Ông Nguyễn Văn Tâm: Thực ra, nếu chúng ta có vùng nguyên liệu đảm bảo, những doanh nghiệp như chúng tôi rất lợi vì không phải lo nguyên liệu đầu vào.  Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục siết chặt việc quản lý những đại lý phía dưới cũng như nhân viên sales với tinh thần kỷ luật cao.

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 15

img imgsan pham bao ve suc khoe se la dong luc cho nganh duoc lieu viet hinh anh 26

Câu hỏi tiếp theo bạn đọc gửi đến PGS-TS Nguyễn Thế Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền: Khi sử dụng TPCN có nguồn gốc từ dược liệu cần lưu ý điều gì nhất để tránh lãng phí, nhầm lẫn và phản tác dụng, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ?

Như tôi đã nói, TPCN có nhiều nguồn, trong đó có một nguồn là sản xuất, bào chế từ một hoặc nhiều loại dược liệu.

Khi nghe quảng cáo hoặc các hướng dẫn về sử dụng có thể bệnh nhân sẽ thấy rất thích và muốn sử dụng ngay, nhưng tốt nhất, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để khám bệnh và được tư vấn cụ thể, chính xác để được hướng dẫn sử dụng chi tiết các loại thuốc, bao gồm cả những nhóm về thực phẩm chức năng. Trước khi sử dụng, cần đọc kĩ hướng dẫn ghi trên nhãn trong loại TPCN đó. Tôi khẳng định chắc chắn là trước khi cấp phép lưu hành cho 1 loại TPCN, Bộ Y tế đều đã thẩm định rất kĩ bài thuốc về tác dụng, liều lượng, chỉ định và chống chỉ định trong đơn đó. Do đó bệnh nhân cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.

Hiện nay, không riêng gì TPCN mà nhiều người Việt Nam có thói quen sử dụng thuốc chữa bệnh còn rất tuỳ tiện. Hễ đau đầu, sổ mũi là tự ra hiệu thuốc hỏi mua vài viên về dùng. Các hiệu thuốc tân dược cũng vô tư bán mà không cần đơn. Điều này đang là vấn đề đau đầu của ngành y tế, cần có văn bản, chế tài quản lí chặt chẽ hơn.

Riêng đối với TPCN sử dụng từ dược liệu, tôi vẫn khuyên bệnh nhân tránh lạm dụng, nên gặp bác sĩ khám trước khi sử dụng.

Toàn cảnh buổi Giao lưu trực tuyến.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem