Sản xuất phân bón

  • Liên quan đến vụ việc Công ty cổ phần sản xuất thương mại Thuận Phong (Công ty Thuận Phong) vi phạm trong sản xuất phân bón (Báo NTNN/Dân Việt đã có nhiều bài viết phản ánh), mới đây lãnh đạo Công ty này đã có công văn giải trình, thừa nhận các vi phạm và cho biết đã kỷ luật, sa thải một số cán bộ có liên quan.
  • Bỏ công việc thu nhập cao tại thành phố, anh Trịnh Đắc Thắng (thôn 4, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) đã quyết định trở về quê hương và trở thành “tỷ phú phân bón” nhờ vào … phân lợn. Lựa chọn của anh còn giúp môi trường ở đây sạch sẽ hơn.
  • Cùng với tự lên tiếng, nhiều cá nhân và doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón đã phải nhờ đến Bộ NNPTNT và các tổ chức như T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, T.Ư Hiệp hội Phân bón Việt Nam… lên tiếng về việc sửa Luật số 71/2014/QH13. Thế nhưng, việc chỉ sửa dòng chữ “không chịu thuế GTGT” thành “thuế suất 0%” đối với mặt hàng phân bón dường như không dễ...
  • Kể từ khi các cơ quan chức năng phát hiện dấu hiệu sản xuất, kinh doanh phân bón giả với quy mô lớn tại Công ty CP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận Phong (Công ty Thuận Phong, Đồng Nai), 1 năm đã qua, vụ việc vẫn chưa thể xử lý rốt ráo. Vậy đâu là nguyên nhân khiến vụ việc kéo dài, phức tạp? Loạt bài của NTNN/Dân Việt sẽ làm rõ, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của dư luận.
  • Sau khi cải tạo hệ thống rửa bụi các hệ nghiền trong sản xuất phân bón, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển (VAFDCO) đã loại bỏ hoàn toàn khâu thải nước ra môi trường, tiết kiệm 12 - 13 triệu m3 nước và 5 triệu kWh điện mỗi năm.
  • “Một nước lớn như Trung Quốc cũng có chưa đến 100 loại phân bón, vậy mà ở nước ta có những 5.000 loại với trên 1.000 cơ sở sản xuất phân bón. Như thế thì hai Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT làm sao có thể quản lý nổi?”.