Nhờ có máy chà vỏ sắn của chồng, chị Huế không vất vả như trước nữa.
"Nhà mình bao đời làm nông nghiệp, bao đời trồng sắn, nhưng sắn bán được giá phải chà vỏ. Đây là công đoạn tốn khá nhiều công sức.Phải thiết kế một cái máy để làm việc này”.
Với suy nghĩ đó, anh Trần Văn Xuân, xómĐồng Bong, xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) đã nghiên cứu, sáng chế ra chiếc máy chà vỏ sắn rất tiện lợi.
Anh bắt tay vào việc nghiên cứu, chế tạo máy từ năm 2006.
Do không học qua trường lớp nào nên trong quá trình làm nhiều lúc anh tưởng như thất bại. Nhưng mỗi khi nhìn vợ con, hàng xóm vất vả đi ủng để chà, đạp cho vỏ sắn trày ra để thái, đã thúc giục anh lao vào nghiên cứutiếp nguyên lý hoạt động, quay, chà sao cho vỏ sắn có thể lột ra.
Cuối cùng chiếc máy chà vỏ quay bằng tay theo ý tưởng của anh đã ra đời. Tuy năng suất chà vỏ sắn của máy cao hơn làm thủ công, nhưng anh vẫn chưa hài lòng. Anh lại tiếp tục nghiên cứu để chế tạo máy chạy bằng dầu và năm 2008 chiếc máy chạy bằng điện của anh đã ra đời. Kết quả, 20 tấn sắn của gia đình chỉ chàtrong 3 giờ là xong.
Thấy máy vẫn cần nhiều công sức (phải đổ sắn vào lồng, tróc sạch vỏ rồi lại bỏ ra thái), anh Xuân nghĩ phải tạo ra chiếc máy có thể mà bớt đi công đoạn đó. Vụ sắn năm 2009, gia đình anh có thêm "một thành viên" mới, đó là quạt thổi vỏ sắn.
Chị Nguyễn Thị Huế - vợ anh Xuân hồ hởi nói về sáng chế mới của chồng: "Nó rất đơn giản chỉ cần một mô tơ 750, buly, cánh quạt, đầu bàn thái sắn... Khi thái xong vỏ một bên, sắn một bên, năng suất chà vỏ đã tăng lên rất nhiều.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người đến học cách chế tạo máy và đều được anh hướng dẫn tận tình. Hiện nay, xóm Đồng Bong có gần chục cái máy như thế, tất cả đều là "con đẻ" của anh Xuân. Mới đây, Công ty Xuất khẩu nông sản Minh Thu (Hòa Bình) đã đến xin mua lại bản thiết kế máy của anh về để sản xuất hàng loạt và bán rộng rãi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.