Khoảng 10.000 năm trước, sao chổi
ISON bắt đầu hành trình tới hệ Mặt trời của chúng ta từ một khu vực được gọi là
đám mây Oort - một hồ chứa hàng tỉ khối đá và băng, còn sót lại sau quá trình
tái tạo các hành tinh.
Hình ảnh sao chổi ISON. Ảnh: NASA.
Hình ảnh sao chổi ISON được 2 nhà
thiên văn Vitali Nevski và Artyom Novichonok phát hiện vào tháng 9 năm ngoái.
Theo các nhà khoa học ISON sẽ có
hành trình khoảng 1,4 triệu km quanh Mặt trời và cách ngôi sao này gần 1,2
triệu km.
Trong tháng 7 hoặc 8, ISON sẽ
vượt qua “đường đóng băng”, cách Mặt trời 370 đến 450 triệu km. Tại khu vực
này, bức xạ Mặt trời bắt đầu làm tan chảy băng trên sao chổi, khiến nó xuất
hiện tươi sáng hơn.
Vào tháng 10 và 11, sao chổi sẽ
bay ngang qua sao Hỏa và sao Thủy. Bức xạ Mặt trời tăng mạnh sẽ nung nóng vật
chất trong ISON. Áp lực từ các hạt năng lượng Mặt trời có thể phá vỡ sao chổi
thành từng phần nhỏ và một cơn bão Mặt trời không đúng lúc có thể xé toạc đuôi
của sao chổi ngay tức thì. Vì vậy, khi ISON bắt đầu hành trình nguy hiểm này,
mọi con mắt sẽ đổ dồn vào nó.
NASA đang có một loạt kế hoạch
quan sát ISON bằng kính viễn vọng không gian và các dụng cụ trên mặt đất. Thậm
chí vào tháng 9, NASA sẽ đưa một khí cầu lên không gian, cách bề mặt Trái Đất
37km để quan sát và ghi lại hình ảnh của ISON.
Theo NASA, nếu ISON không bị Mặt
trời phá vỡ khi nó di chuyển quanh ngôi sao này vào ngày 28.11 (Ngày Lễ tạ ơn),
sao chổi có thể thắp sáng bầu trời trong nhiều tuần. Ở Bắc bán cầu, vào đầu
tháng 12, có thể nhìn thấy sao chổi vào buổi sáng gần đường chân trời phía Đông
- Đông Nam.
Từ đó đến đầu tháng Giêng, có thể nhìn thấy sao chổi cả đêm.
Các nhà khoa học cho hay, ngay cả
khi ISON tan rã, việc theo dõi đường đi của nó và sự phản ứng với các lực của
Mặt trời cũng có thể làm sáng tỏ cấu trúc của hệ Mặt trời thủa sơ khai.
Sao chổi bay gần Mặt trời như
ISON đôi khi lao vào các phần khí quyển rực lửa của Mặt trời mà không con tàu
vũ trụ nào có thể đi vào. Các nhà khoa học có thể tìm hiểu về Mặt trời bằng
cách quan sát sao chổi và đuôi của nó tương tác với khí quyển Mặt trời.
Vào giữa tháng 12.2011, sao chổi
Lovejoy đã bay cách bề mặt Mặt trời chỉ 140.000km. Sự dịch chuyển lạ lùng của đuôi
sao chổi khi nó đi vào quầng Mặt trời đã giúp các nhà khoa học vẽ ra được từ
trường phức tạp của khu vực đó.
Tuấn Anh (theo Foxnews) (Tuấn Anh (theo Foxnews))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.