Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát?

Thứ hai, ngày 07/10/2024 13:32 PM (GMT+7)
Ai cũng biết Đường Tăng được phong Phật sau khi hoàn thành sứ mệnh. Nhưng ít ai biết rằng, vị trí của ông còn cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát. Vậy điều gì đã giúp ông đạt được vinh quang này?
Bình luận 0

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát?

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 1.

Hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Sau khi vượt qua 81 kiếp nạn, thầy trò Đường Tăng tới được Tây Trúc và thành công lấy được chân kinh.

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 2.

Khi đó, Như Lai Phật Tổ đã phong thưởng cho thầy trò Đường Tăng. Hai người được phong làm Phật là Đường Tăng và Tôn Ngộ Không. Cụ thể, Đường Tăng được phong là Chiên Đàn Công Đức Phật trong khi Tôn Ngộ Không được phong Đấu Chiến Thắng Phật.

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 3.

Tiếp đến, Bát Giới được phong làm Tịnh Đàn Sứ Giả Bồ Tát, Sa Tăng là Bát Bảo Kim Thân La Hán Bồ Tát và Bạch Long Mã là Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát.

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 4.

Sau khi ban thưởng cho năm thầy trò Đường Tăng, Như Lai lần lượt xếp các vị Phật và Bồ Tát ở Linh Sơn. Ba vị đứng đầu là Đức Phật Nhiên Đăng, Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ba vị trí tiếp theo là Đường Tăng, Tôn Ngộ Không và Bồ Tát Quán Âm.

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 5.

Vị trí của Đường Tăng lại cao hơn Bồ Tát khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy. Một số nhà nghiên cứu cho rằng điều này có liên quan đến thân thế của Đường Tăng.

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 6.

Trong Tây Du Ký, kiếp trước Đường Tăng là Kim Thiền Tử - đệ tử thứ hai của Như Lai. Do không nghe giảng Pháp, khinh mạn lời giảng Đạo cho nên Kim Thiền Tử bị Đức Như Lai đày xuống trần, chuyển kiếp 10 lần. Đường Tăng là chuyển kiếp thứ 10 của Kim Thiền Tử.

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 7.

Ở kiếp thứ 10, Đường Tăng thu nạp các đệ tử và vượt qua 81 kiếp nạn trên hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh. Với việc tu thành chính quả, Đường Tăng lập được nhiều công tích, hoàn thành việc lấy kinh nên được Như Lai phong chức hậu hĩnh.

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 8.

Khi là Đường Tăng, Kim Thiền Tử chỉ là một người phàm trần nhưng với một lòng hướng Phật, kiên định trách nhiệm lấy kinh dù biết gặp vô vàn khó khăn, thử thách nhưng kiên định con đường tu hành.

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 9.

Nhờ vậy, Đường Tăng được phong là Chiên Đàn Công Đức Phật sau khi thành công lấy được chân kinh.

Sau khi lấy được chân kinh, vì sao Đường Tăng lại cao hơn cả Quan Âm Bồ Tát? - Ảnh 10.

Sau khi thầy trò Đường Tăng hoàn thành việc lấy kinh, Bồ Tát Quán Thế Âm vẫn chưa thành Phật. Do đó, Đường Tăng được xếp ở vị trí cao hơn Bồ Tát Quán Thế Âm. (Ảnh trong bài mang tính minh họa).

 

Tâm Anh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem