Sau vụ kiện căng thẳng, Facebook mất 725 triệu đô la

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 26/12/2022 13:31 PM (GMT+7)
Meta đồng ý trả 725 triệu USD để thỏa thuận dàn xếp chấm dứt tranh chấp kéo dài về những tiết lộ rằng, công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica đã truy cập dữ liệu của hàng chục triệu người dùng Facebook mà không có sự đồng ý của họ, và sử dụng dữ liệu đó để nhắm mục tiêu quảng cáo chính trị.
Bình luận 0

Cụ thể, Meta, công ty mẹ của Facebook, đã đồng ý trả 725 triệu đô la để giải quyết một vụ kiện tập thể tuyên bố rằng gã khổng lồ truyền thông xã hội đã cho bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu người dùng mà không có sự đồng ý của họ.

Keller Rohrback LLP, công ty luật đại diện cho các nguyên đơn, cho biết đây là "số tiền thu hồi lớn nhất từng đạt được trong một vụ kiện tập thể về quyền riêng tư dữ liệu, và là số tiền lớn nhất mà Facebook từng trả để giải quyết một vụ kiện tập thể riêng tư".

"Thỏa thuận lịch sử này sẽ mang lại sự nhẹ nhõm có ý nghĩa cho tập thể trong vụ kiện riêng tư phức tạp và mới lạ này", luật sư chính của các nguyên đơn, Derek Loeser và Lesley Weaver, cho biết trong một tuyên bố chung.

Thỏa thuận dàn xếp được đề xuất, được tiết lộ trong hồ sơ tòa án mới nhất, sẽ giải quyết một vụ kiện kéo dài được thúc đẩy bởi những tiết lộ vào năm 2018 rằng Facebook đã cho phép công ty tư vấn chính trị của Anh Cambridge Analytica truy cập dữ liệu của 87 triệu người dùng. Ảnh: @AFP.

Thỏa thuận dàn xếp được đề xuất, được tiết lộ trong hồ sơ tòa án mới nhất, sẽ giải quyết một vụ kiện kéo dài được thúc đẩy bởi những tiết lộ vào năm 2018 rằng Facebook đã cho phép công ty tư vấn chính trị của Anh Cambridge Analytica truy cập dữ liệu của 87 triệu người dùng. Ảnh: @AFP.

Vụ kiện tập thể đã được thúc đẩy vào năm 2018 sau khi Facebook tiết lộ rằng, thông tin của 87 triệu người dùng đã được chia sẻ không phù hợp với Cambridge Analytica, một công ty tư vấn có liên quan đến chiến dịch bầu cử năm 2016 của cựu Tổng thống Donald Trump.

Vụ việc được mở rộng để tập trung vào các hoạt động chia sẻ dữ liệu tổng thể của Facebook. Các nguyên đơn cáo buộc rằng, Facebook "đã cấp cho nhiều bên thứ ba quyền truy cập vào nội dung và thông tin trên Facebook của họ mà không có sự đồng ý của họ, và Facebook đã không giám sát đầy đủ quyền truy cập, và sử dụng thông tin đó của bên thứ ba", theo công ty luật đứng sau vụ kiện này.

Các thẩm phán giám sát vụ việc ở Quận phía Bắc của California giờ đây sẽ phải phê duyệt thỏa thuận dàn xếp này.

"Chúng tôi theo đuổi một thỏa thuận vì nó mang lại lợi ích tốt nhất cho cộng đồng và các cổ đông của chúng tôi. Trong ba năm qua, chúng tôi đã cải tiến cách tiếp cận quyền riêng tư và triển khai một chương trình bảo mật toàn diện", một phát ngôn viên của Meta nói với Đài CNBC. Tuy nhiên, công ty đã không thừa nhận hành vi sai trái như một phần của thỏa thuận được giải quyết này.

Thỏa thuận giải quyết đã bao gồm luôn cả phần chi trả bồi thường khoảng 250 đến 280 triệu người dùng Facebook, theo hồ sơ tòa án. Số tiền mà một người dùng cá nhân nhận được sẽ phụ thuộc vào số lượng người gửi yêu cầu khởi kiện hợp lệ để được chia sẻ thỏa thuận dàn xếp.

Các luật sư của bênnguyên đơn gọi thỏa thuận được đề xuất là lớn nhất từng đạt được trong một vụ kiện tập thể về quyền riêng tư dữ liệu của Hoa Kỳ và là khoản tiền lớn nhất mà Meta từng trả để giải quyết một vụ kiện tập thể. Ảnh: @AFP.

Các luật sư của bên nguyên đơn gọi thỏa thuận được đề xuất là lớn nhất từng đạt được trong một vụ kiện tập thể về quyền riêng tư dữ liệu của Hoa Kỳ và là khoản tiền lớn nhất mà Meta từng trả để giải quyết một vụ kiện tập thể. Ảnh: @AFP.

Luật sư của các nguyên đơn cho biết họ dự định yêu cầu thẩm phán trao cho họ tới 25% số tiền dàn xếp là phí luật sư, tương đương khoảng 181 triệu đô la. Tuyên bố vẫn phải được tòa án San Francisco phê duyệt, với phiên điều trần dự kiến vào tháng 3 tới đây trước khi hoàn tất cuộc thỏa thuận bồi thường.

Cambridge Analytica

Vụ bê bối Cambridge Analytica sau đó đã thúc đẩy các cuộc điều tra của chính phủ về các hoạt động bảo mật, các vụ kiện và một phiên điều trần cấp cao của quốc hội Hoa Kỳ, nơi Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg bị các nhà lập pháp chỉ trích.

Vụ bê bối Cambridge Analytica này cũng đã gây ra sự phẫn nộ toàn cầu và một loạt các cơ quan quản lý trên toàn thế giới xem xét kỹ lưỡng các hoạt động quản lý dữ liệu của Facebook.

Sau những tiết lộ, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đã mở một cuộc điều tra đối với Facebook, vì lo ngại rằng công ty truyền thông xã hội này đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận trước đó với cơ quan này, trong đó yêu cầu họ phải cung cấp cho người dùng thông báo rõ ràng khi dữ liệu của họ được chia sẻ với bên thứ ba.

Facebook vào năm 2019 đã đồng ý với thỏa thuận dàn xếp kỷ lục trị giá 5 tỷ đô la với FTC. Facebook cũng đồng ý trả 100 triệu đô la để giải quyết vụ việc cùng lúc với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ về những cáo buộc công ty đã tiết lộ sai lệch về nguy cơ lạm dụng dữ liệu người dùng.

Còn công ty Cambridge Analytica đã đóng cửa sau các cáo buộc vào năm 2018, đã gây tranh cãi vì dữ liệu mà họ thu thập được từ Facebook được sử dụng để thông báo cho các chiến dịch chính trị. Vào năm 2018, Kênh 4 News của Anh đã quay phim được các giám đốc điều hành của Cambridge Analytica gợi ý rằng công ty sẽ sử dụng gái mại dâm, hối lộ, cựu điệp viên và tin tức giả để giúp các ứng cử viên giành được phiếu bầu trên khắp thế giới.

Meta đồng ý trả 725 triệu USD để thỏa thuận dàn xếp chấm dứt tranh chấp kéo dài về những tiết lộ rằng, công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica đã truy cập dữ liệu của hàng chục triệu người dùng Facebook mà không có sự đồng ý của họ, và sử dụng dữ liệu đó để nhắm mục tiêu quảng cáo chính trị.

Meta đồng ý trả 725 triệu USD để thỏa thuận dàn xếp chấm dứt tranh chấp kéo dài về những tiết lộ rằng, công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica đã truy cập dữ liệu của hàng chục triệu người dùng Facebook mà không có sự đồng ý của họ, và sử dụng dữ liệu đó để nhắm mục tiêu quảng cáo chính trị.

Kể từ sau vụ bê bối, Facebook đã đổi tên thành Meta để phản ánh tham vọng ngày càng lớn của mình là trở thành người dẫn đầu trong metaverse, một thuật ngữ dùng để chỉ thế giới ảo. Facebook, vẫn là một trong những công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới, được điều hành bởi Meta.

Nhưng Facebook đã chứng kiến sự tăng trưởng chậm lại do thị trường quảng cáo chậm lại, những thay đổi đối với các quy tắc bảo mật iOS của Apple và sự cạnh tranh gia tăng từ TikTok.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem