|
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng trả lời chất vấn. |
Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng nhận được 12 câu hỏi chất vấn của 9 đại biểu Quốc hội, tập trung vào những nội dung chính là phát triển kết cấu hạ tầng và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, về thu phí đường bộ, về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Nhiều đại biểu chất vấn tại sao không giải quyết hậu quả sau mưa bão tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên để hậu quả đến bây giờ người dân phải đu dây qua sông Pôkô? Đường giao thông nông thôn chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của vùng; việc kiểm soát thất thoát, lãng phí trong các dự án xây dựng cầu đường như thế nào?
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết:
Bộ GTVT có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn để các địa phương căn cứ triển khai thực hiện các tuyến đường địa phương quản lý. Do hệ thống đường giao thông nông thôn thuộc thẩm quyền của các địa phương quản lý từ khâu quyết định đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, bảo trì nên việc đại biểu Quốc hội phản ánh sau một vài cơn mưa đường đã bị hỏng nặng... cần được xem xét từng trường hợp cụ thể.Về nguyên nhân có thể do kết cấu mặt đường lựa chọn không phù hợp với lưu lượng và vận tải trong khai thác do thiếu vốn hoặc do những nguyên nhân khác về kỹ thuật...
Về tình trạng người dân xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum phải đu dây qua sông Pôkô, Bộ trưởng nhận lỗi:
“Chúng tôi đã cố gắng khắc phục hậu quả của bão lũ, nhưng với cầu qua sông Pôkô bị cuốn trôi, đúng là chúng tôi chưa phát hiện được để đề cập tới. Cho mãi tới 1 năm sau, tôi cũng chưa thấy có văn bản nào địa phương đề cập tới, thậm chí khi tôi hỏi thì địa phương cũng báo là chưa năm được....”.
Ông Dũng làm cả hội trường bật cười khi nhận xét việc đu dây qua sông là “sáng tạo không ngờ của người dân”. Bộ trưởng cho biết, Bộ đang phối hợp với địa phương khắc phục và phương án vẫn là cầu treo.
Không thể chấp nhận thái độ vô cảm
Tôi thấy Bộ trưởng Bộ GTVT Hỗ Nghĩa Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc khắc phục hậu quả bão số 9 (9-2009), khi mỗi ngày hàng trăm người dân huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), muốn qua sông Pô Kô phải… đu dây! Bộ trưởng cho rằng: “Không biết, không nghe tỉnh Kon tum báo cáo”. Tôi vô cùng bất bình trước thái độ và sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của Bộ trưởng đối với người dân. Làm việc nước theo kiểu đó là không thể chấp nhận được.
Lê Văn Hào (Hiệp Hòa, Bắc Giang)
Xuân Mai
Vui lòng nhập nội dung bình luận.