Tăng thêm vị thế của Mặt trận Tổ quốcTại hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết trong 2 ngày (1.8 và 30.8), Bộ Chính trị đã thảo luận và đồng ý để ông Huỳnh Đảm thôi tham gia Đảng đoàn Uỷ ban T.Ư MTTQ, thôi giữ chức Chủ tịch khóa VII để nghỉ hưu theo chính sách. Bộ Chính trị cũng nhất trí giới thiệu ông Nguyễn Thiện Nhân để Uỷ ban T.Ư MTTQ hiệp thương bầu làm Chủ tịch mới. Như vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là Ủy viên Bộ Chính trị thứ hai (sau ông Phạm Thế Duyệt) đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ VN Huỳnh Đảm (phải) tặng hoa chúc mừng người kế nhiệm.
Phát biểu trước Hội nghị, ông Huỳnh Đảm chia sẻ, bản thân ông đã nhiều lần trực tiếp kiến nghị Bộ Chính trị xem xét sớm cử một Uỷ viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ như một sự khẳng định sự quan tâm của Đảng đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. "Nếu MTTQ có một Ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch sẽ tăng thêm vị thế chính trị của MTTQ và tăng những thuận lợi cần thiết trong việc phát huy vai trò của Mặt trận. Đó cũng là sự nêu gương của trung ương đối với địa phương và cơ sở trong việc tăng cường đội ngũ của Đảng ở các cấp” - ông Huỳnh Đảm chia sẻ.
Phát biểu sau khi được bầu, tân Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Đây là niềm vinh dự, đồng thời là trọng trách lớn mà Đảng và MTTQ giao phó. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi tin tưởng sẽ luôn nhận được sự ủng hộ, hợp tác của các cụ, các vị, các đồng chí trong Uỷ ban T.Ư MTTQ, để chung tay vun đắp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị. “Tôi mong muốn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của Nhà nước, các địa phương trong cả nước để MTTQ Việt Nam ngày càng được tăng cường về tổ chức, đổi mới về nội dung phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động, đóng góp xứng đáng vào việc làm cho mỗi người dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, đất nước Việt Nam ngày càng phát triển bền vững, xã hội Việt Nam ngày càng công bằng dân chủ và văn minh” - Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Cần thể hiện sự phản biện rõ hơn Trả lời phỏng vấn của phóng viên NTNN, GS Tương Lai cho biết: “Mặt trận phải là nơi có tiếng nói đa dạng của xã hội dân sự. Do đó, sự quan tâm của Đảng không chỉ thể hiện ở việc cử một Uỷ viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ, mà quan trọng là ở nhận thức của Đảng đối với vai trò thực chất và sứ mệnh của Mặt trận. Mặt trận chính là nhân dân, không có dân thì không thể có thành công của Đảng. MTTQ cũng phải tiếp tục phản biện mạnh mẽ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Ông Nguyễn Thiện Nhân sinh năm 1953, quê ở Trà Vinh, có học hàm, học vị: Giáo sư - tiến sĩ. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, Đại biểu Quốc hội khóa X, XII, XIII. Ông từng là Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Bộ GDĐT... Từ tháng 7.2010 đến nay, ông là Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (tháng 5.2013), ông được bầu vào Bộ Chính trị.
|
Mặt trận không phải là cây kiểng, chỉ làm dáng. Tôi hết sức hoan nghênh chủ trương của Bộ Chính trị giới thiệu một Ủy viên Bộ chính trị sang vì như thế là càng ngày Bộ Chính trị càng thấy thành công của Đảng nếu dựa vào dân”. Trong khi đó, GS Nguyễn Lân Dũng cũng kỳ vọng vào tân Chủ tịch: “Việc trước hết, rất mong đồng chí chủ tịch làm là phát huy được tinh thần đại đoàn kết toàn dân. Thứ hai là góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Hiện nay, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhất là nông nghiệp. Mong Mặt trận phải có tiếng nói để tham mưu, đề xuất nhằm góp phần chuyển đổi nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Nếu 70% nông dân VN, 50% sức lao động không được công nghiệp hóa -hiện đại hóa thì chúng ta không thể công nghiệp hóa- hiện đại hóa như mong muốn”.
Cũng GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, ông mong muốn Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân phát huy được quyền làm chủ của người dân. Tiếng nói của người dân phải được chuyển tải đầy đủ đến T.Ư, sau đó phải được giải quyết thấu đáo. Những nguyện vọng của người dân cần được các cơ quan nhà nước, Chính phủ xem xét một cách khách quan và dân chủ.
Hương Thủy (Hương Thủy)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.