Thỏ bị tuyên thành gấu?Đại biếu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) chia sẻ với nỗi thống khổ "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" (một ngày ở tù - nghìn thu ở ngoài) của công dân Nguyễn Thanh Chấn và đặt câu hỏi thẳng thắn: "Trách nhiệm của Tòa án trong việc bồi thường cho ông Chấn như thế nào"? Ông Thuyền hỏi về những giải pháp hạn chế án oan với ví von: "Làm sao để tránh việc những con thỏ bị tuyên là con gấu"? Chánh án dự định làm gì để lấy lại lòng tin này?".
Trả lời đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội, năm 2013, ngành tòa án đã giải quyết được 63% số đơn giám đốc thẩm, tái thẩm - tỷ lệ cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Số đơn còn lại đều còn trong thời hạn xem xét giải quyết (3 năm, trường hợp đặc biệt là 5 năm - PV), chứ chưa phải là tồn đọng.
Chất lượng giải quyết - theo người đứng đầu ngành tòa án - cũng đã được nâng cao. "Kết quả giải quyết đã kháng nghị hơn 700 vụ việc trong số gần 11.000 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tỷ lệ như thế không phải cao, dù như thế cũng là có sai sót, chưa đạt yêu cầu của Quốc hội và mong muốn của nhân dân"- ông Trương Hòa Bình nói.
Chánh án Trương Hòa Bình.
Vị Chánh án cũng giải trình thêm rằng, năm nay (2013) chúng ta thụ lý xét xử 370.000 vụ, có 5.000 đơn đề nghị giám đốc thẩm thì cũng không nhiều lắm, tỷ lệ ở các nước cũng tương tự, nhưng họ chỉ lựa chọn một số vụ tiêu biểu để xử lại làm án lệ, còn ta thì thụ lý giải quyết hết". Cho nên, theo ông Trương Hòa Bình, chỉ căn cứ vào số đơn để đánh giá niềm tin của nhân dân vào hệ thống tư pháp suy giảm là chưa thật sự chính xác.
Rà soát án có đơn kêu oan
Thực tế là hàng năm vẫn có hàng ngàn đơn đề nghị xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đại biểu, điều này chứng tỏ lòng tin của người dân vào công lý có phần bị lung lay”. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) Năm nay 2013, chúng ta thụ lý xét xử 370.000 vụ, có 5.000 đơn đề nghị giám đốc thẩm là không nhiều. Chỉ căn cứ vào số đơn để đánh giá niềm tin của nhân dân vào hệ thống tư pháp suy giảm là chưa chính xác”. Chánh án Tòa án NDTC Trương Hòa Bình
|
Chưa hài lòng với vấn đề xử lý án oan sai, nhóm vấn đề giải pháp để chống án oan sai và việc rà soát lại những vụ án có đơn kêu oan lại được nhiều ĐB đặt ra cho Chánh án Trương Hòa Bình. Trả lời vấn đề này, ông Bình cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo rà soát lại tất cả những bản án hình sự có kiến nghị, có đơn kêu oan, có ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, có phản ánh của báo chí, có ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và tự kiểm tra, kiến nghị của các tòa án và rà soát những bản án có mức án cao nhất, đặc biệt là án tử hình để xem xét”.
“Nhân dân cũng có đặt vấn đề, cái sai của các cơ quan xử án cuối cùng lại đè nặng lên ngân sách quốc gia. Điều đó tạo ra áp lực đối với cơ quan xét xử như Chánh án đã nói rằng sẽ làm nhụt ý chí của các cán bộ tòa án. Vậy phải giải quyết vấn đề đó như thế nào?” – ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đặt vấn đề.
Chánh án Trương Hòa Bình trả lời: Báo cáo đã nói tới 3 giải pháp mang tính đột phá không để xảy ra oan sai, đó là: “Tăng cường công tác tranh tụng làm rõ bản chất vụ án, thẩm phán sẽ nghiên cứu kỹ hồ sơ; tăng cường đào tạo cán bộ; thường xuyên rà soát tăng cường giám đốc kiểm tra… khi xảy ra sai phạm phải nhanh chóng khắc phục” – Chánh án tóm tắt giải pháp.
Còn nương nhẹ với án tham nhũng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu: Xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành tòa án đủ về lượng, mạnh về chất lượng. Thẩm phán, thư ký, hội thẩm nhân dân, phải đặt ra chất lượng còn yếu kém nên công tác đào tạo đào tạo lại của ngành tòa án phải được thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó phải rà soát lại để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, cần phải phân bổ cho hợp lý.
|
Trong phần chất vấn Chánh án TAND Tối cao, các ĐB Quốc hội đã tập trung vào vấn đề áp dụng án treo trong các vụ án tham nhũng gây bức xúc cho dư luận. ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) nêu câu hỏi: Tham nhũng thuộc nhóm tội nghiêm trọng, nhiều tòa xử còn nhẹ. “Dư luận cho rằng tòa xử nghiêm với dân, còn cán bộ thì ưu ái hơn. Việc xét xử những vụ trên có đúng pháp luật không?” - ĐB Thường chất vấn.
Chánh án Trương Hòa Bình thừa nhận án tham nhũng ở địa phương có xử án treo, xử nhẹ, việc này ông cũng đã trình bày nhiều lần trước diễn đàn. Còn những vụ án tham nhũng trọng điểm, gây thất thoát lượng tài sản tiền bạc lớn của Nhà nước đều được xử lý nghiêm minh, tòa không xử nhẹ.
“Ở địa phương là tham nhũng nhỏ có vài vụ đã tuyên, chúng tôi đã phát hiện đã kháng nghị, khắc phục trong năm qua. Số còn lại hết hạn kháng nghị, tòa xem xét kỷ luật với thẩm phán xét xử. Ở Ninh Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Vĩnh Phúc có nơi cho hưởng án treo 6-7 trường hợp, ngoài xử lý thẩm phán còn xử lý cả người đứng đầu cơ quan” – ông Bình cho hay.
Lương Kết (Lương Kết)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.