Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã ra đời cách đây hơn 3 năm, những đến nay chúng ta mới xây dựng Quy chế khen thưởng đối với người có thành tích trong lĩnh vực này. Như vậy có muộn quá, thưa ông?
- Từ năm 2007, Văn phòng BCĐ T.Ư về PCTN đã khởi động việc xây dựng cơ chế khen, thưởng đối với những người có thành tích trong PCTN, nhưng do vướng những chế định trong Luật Thi đua, khen thưởng nên chưa làm được.
Ba hình thức khen thưởng được đề cập trong dự thảo Quy chế khen thưởng đối với người tố cáo TN, đó là: Huân chương Dũng cảm; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và bằng khen của cấp bộ, tỉnh và tương đương. Nếu được thưởng Huân chương Dũng cảm, người tố cáo TN được thưởng 30 lần mức lương tối thiểu chung; Bằng khen của Thủ tướng được thưởng 20 lần mức lương tối thiểu chung; Bằng khen cấp bộ, tỉnh được thưởng 10 lần mức lương tối thiểu.
Tuấn Phương (tổng hợp)
Luật này cũng quy định việc khen thưởng, nhưng ở mức thấp; nếu đem ra áp dụng đối với những người có thành tích xuất sắc trong PCTN, thì không tương xứng. Sau đó, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ xây dựng dự thảo Quy chế khen, thưởng cụ thể cho các cá nhân có thành tích trong tố cáo và phát hiện hành vi TN. Dự kiến, dự thảo này được trình để xem xét trong tháng 6-2010.
Dự thảo Quy chế nêu, người chống TN sẽ được tặng bằng khen của cấp tỉnh và bộ nếu có thành tích. Giả thiết, một cá nhân tố cáo chính xác chủ tịch một tỉnh có hành vi TN, liệu UBND tỉnh đó có cấp Bằng khen cho người tố cáo?
- Về tâm lý, một ông chủ tịch hoặc bộ trưởng không bao giờ ký tặng bằng khen cho người tố cáo mình. Chính vì vậy, khi góp ý kiến cho dự thảo Quy chế này, chúng tôi đã đề xuất, trong những trường hợp như vậy, Chánh Văn phòng BCĐ T.Ư về PCTN hoặc Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền tặng Bằng khen cho những cá nhân có thành tích trong phát hiện, tố cáo TN đúng nhưng địa phương không khen.
Theo dự thảo, nếu ngăn chặn được hành vi tham ô từ 20 đến 200 triệu đồng, thì được nhận bằng khen và thưởng 10 lần mức lương tối thiểu. Điều này có hợp lý, khi ở nông thôn, nhiều nông dân tích cực chống TN, nhưng số tiền sai phạm thu hồi chưa đạt mức tối thiểu nêu trên nên không thưởng?
- Việc này, một số quốc gia có quy định thưởng cho người chống TN một số % nhất định trên tổng số tiền sai phạm mà người đó giúp nhà nước thu hồi được. Ở ta, khi xây dựng dự thảo, đã đặt ra các mức như đã nêu.
Quan điểm của tôi là cần lượng hóa bằng những con số cụ thể để áp dụng, nếu không sẽ dễ dẫn tới việc khen, thưởng tràn lan. Thực tế, có trường hợp phát hiện hành vi TN trong đền bù GPMB hoặc làm đường nông thôn, nhưng do giá trị các công trình không lớn nên số tiền tham nhũng bị phát hiện trong những vụ đó có thể chưa đạt tới mức đã nêu. Những trường hợp chưa đến mức được thưởng vật chất, thì ta nên tổ chức biểu dương để động viên họ.
Chúng ta sắp có cơ chế về khen thưởng đối với người tố cáo TN. Vậy khi nào, có Quy chế về bảo vệ người tố cáo TN, thưa ông?
- Vấn đề này thực ra đã được đề cập trong Luật PCTN và Nghị định 120 hướng dẫn thi hành luật này. Tuy nhiên, để cụ thể hơn, trong chiến lược quốc gia về PCTN, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì soạn thảo Quy chế bảo vệ người tố cáo TN.
Năm nay, Quy chế này sẽ được ban hành. Tinh thần là cơ quan CSĐT trực tiếp thụ lý vụ án TN sẽ có trách nhiệm bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, thông tin, bút tích của người tố cáo TN cũng như sự an toàn của gia đình họ. Ngoài ra, các cơ quan hành chính sẽ có biện pháp bảo đảm việc làm, chỗ ở… cho người tố cáo TN.
Xin cảm ơn ông!
Tuấn Anh
(thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.