Tăng cường quản lý chất lượng nông sản Việt
Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, thông qua sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam, Bộ NNPTNT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng đề án phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại của Việt Nam giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030.
Chợ ở khu vực nông thôn cần được thực hiện theo hình thức xã hội hóa (ảnh minh họa). ảnh Thu Hà
Mục tiêu của đề án là nâng cao khả năng quản lý hiệu quả chất lượng hàng hóa nông sản (truy xuất được nguồn
Trên cả nước, nhiều địa phương đã hình thành được các chợ đầu mối, các tập đoàn, công ty phân phối nông sản có quy mô lớn, như: VinGroup, TH, SATRA, PROTON, UCA-Mart, SaigonCoop… |
gốc); hình thành mạng lưới thu mua, tiêu thụ nông sản ở những vùng nguyên liệu trọng điểm; nâng cao năng lực canh tranh, giảm chi phí… Đề án không chỉ nhắm tới thị trường tiêu thụ nông sản trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu.
Theo kế hoạch, năm 2018, Bộ NNPTNT nghiên cứu xây dựng đề án “Phát triển hệ thống trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam hiện đại, giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2030” trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Theo đó, giai đoạn 2019-2025, sẽ tập trung triển khai một số trung tâm cung ứng và thí điểm một số sàn giao dịch nông sản tại một số vùng trọng điểm cả nước. Giai đoạn 2025-2030 thực hiện đồng bộ trên cả nước. Giai đoạn 2025-2030, tiến hành thực hiện kết nối đồng bộ trên cả nước.
Dự kiến, nguồn vốn thực hiện chủ yếu từ xã hội hóa, nhà nước chỉ hỗ trợ cơ chế chính sách và mặt bằng triển khai. Ngoài ra, ngân sách Trung ương, địa phương hỗ trợ một phần để thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo triển khai đề án ở các cấp và thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ theo quy định.
Hơn 9.000 tiểu thương hưởng lợi
Trong 8 năm qua (2010 - 2018), triển khai dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Bộ NNPTNT đã đầu tư trên 957 tỷ đồng để nâng cấp và đưa vào hoạt động 499 chợ thực phẩm tại 12 tỉnh, thành phố, với 20.538 quầy bán thịt các loại. Bên cạnh đó, có hơn 9.256 hộ tiểu thương bán các mặt hàng tươi sống khác như: Hải sản, rau, củ quả… cũng trực tiếp được hưởng lợi từ hạ tầng chợ.
Ông Tiến khẳng định, trong 19 tiêu chí xây dựng NTM có tiêu chí về xây dựng chợ nông thôn. Không chỉ chú trọng phát triển chợ mà ngành nông nghiệp còn hướng tới chợ an toàn vệ sinh thực phẩm. Điển hình như dự án LIFSAP đã hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp hàng loạt các chợ ở một số địa phương, phục vụ rất tốt cho chương trình xây dựng NTM. Đây là bước khởi đầu khá hiệu quả để triển khai nhân rộng ra ở tất cả các địa phương.
Ông Tiến nhấn mạnh, chợ nông thôn cần thực hiện theo hình thức xã hội hóa, chú trọng khâu vận hành, hoạt động theo chuỗi giá trị. Văn phòng Điều phối NTM Trung ương sẽ phát hành tài liệu về chợ nông thôn an toàn thực phẩm gửi các tỉnh, thành phố. Đồng thời, đưa vào kế hoạch thực hiện năm 2019 xây dựng chợ nông thôn thí điểm tại địa phương từ nguồn vốn xây dựng NTM; khảo sát ở một số tỉnh thực hiện mô hình theo hình thức xã hội hóa cho vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp để thu hút doanh nghiệp tham gia mô hình…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.