Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường bỏ mạo danh “quốc tế”

Diệu Thu Thứ hai, ngày 12/08/2019 21:18 PM (GMT+7)
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, theo thống kê, đến nay Hà Nội chính thức có 11 trường có danh “quốc tế”.
Bình luận 0

Từ vụ việc bé trai L.H.L (6 tuổi) đang theo học tại trường quốc tế Gateway (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã tử vong trên xe ô tô của nhà trường, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế - Bộ GD&ĐT cho biết trường Gateway “tự phong” là trường quốc tế và quy định của Việt Nam không có trường nào mang tên "trường quốc tế" khiến dư luận hoang mang.

img

Trường Gateway - nơi xảy ra vụ việc đau lòng.

Thanh tra Bộ GDĐT đã đề nghị Sở GDĐT Hà Nội tổ chức kiểm tra các trường mang danh "quốc tế" trên địa bàn Thành phố. Trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục.

Ông Lê Ngọc Quang cho biết, theo thống kê, đến nay Hà Nội chính thức có 11 trường có danh “quốc tế” theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP (Quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục).

Còn lại, các trường khác có yếu tố nước ngoài chứ không thể gọi là trường quốc tế.

“Trong thời gian tới chúng tôi sẽ công bố danh tính các trường quốc tế và trường có yếu tố nước ngoài để toàn thể nhân dân, cha mẹ học sinh biết được và có cơ sở chọn lựa. Còn xử lý những cái cũ, chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý theo đúng quy định”, ông Quang nói.

Ông Quang khẳng định: “Với các trường trong quyết định thành lập không có chữ “quốc tế” nhưng cứ đưa thêm vào “mạo danh” quốc tế để thu hút học sinh là sai. Chúng tôi phải yêu cầu các đơn vị này bỏ các từ mạo danh để tránh gây hiểu nhầm cho cha mẹ học sinh”, Phó Giám đốc sở khẳng định.

Được biết, hiện địa bàn Hà Nội có các trường quốc tế do các cơ quan ngoại giao thành lập là trường Liên Hiệp Quốc UNIS, trường trung học Alexandre Yersin của Đại sứ quán Pháp,  trường của Đại sứ quán Nhật, Hàn Quốc, Nga.

Bên cạnh đó, còn có các trường có vốn đầu tư của nước ngoài như Kinderworld/SIS (của Singapore), Horizon (Thổ Nhĩ Kỳ)… còn nhiều trường vốn đầu tư Việt Nam nhưng dạy theo chương trình nước ngoài như BIS & BVIS, Trường chuẩn quốc tế BIS tại biệt thự Vinhomes Riverside, trường quốc tế Hà Nội…

Trước đó, theo quảng cáo của trường, trường PTLC Quốc tế Gateway – Hà Nội đã chính thức được công nhận là thành viên của Hội đồng các trường Quốc tế CIS. Để được công nhận là thành viên chính thức của CIS, trường PTLC Quốc tế Gateway – Hà Nội phải trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt dựa trên 22 tiêu chí, trong đó có tiêu chí "Mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường".

Các chuyên gia giáo dục cho biết, việc các trường tự phong là “quốc té” có yếu tố làm hấp dẫn phụ huynh và người học, đồng thời các trường cũng đưa ra mức thu rất cao; phụ huynh thì ngộ nhận rằng chính con họ đang học trường quốc tế nên không ngại đầu tư.

Hơn nữa, hiện, trường quốc tế chỉ như tên riêng kiểu cha mẹ đặt cho con trong giấy khai sinh. Điều này khiến nhiều trường dựa vào danh xưng quốc tế để thu học phí cao. Chính việc không rõ ràng trong quản lý khiến phụ huynh dễ bị lừa.

Do đó, cha mẹ muốn cho con học hãy xem chương trình đào tạo, chất lượng của trường, chứ đừng chỉ quan tâm tên gọi "trường quốc tế".

Cần làm gì để không còn trẻ nhỏ nào tử vong vì bị bỏ quên trên xe ô tô như ở trường Gateway?

Từ vụ việc đau lòng này, mọi người đều phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để tránh xảy ra những tình...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem