Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Chế độ dinh dưỡng giúp đà điểu phát triển tốt nhất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Thức ăn cho đà điểu và những điều người chăn nuôi cần biết
Vân Anh - Bích Ngọc
Thứ sáu, ngày 15/09/2023 08:13 AM (GMT+7)
Đà điểu là loài chim lớn ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính vì đặc tính đó mà người chăn nuôi càng phải chú ý kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn cho đà điểu. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu chế độ dinh dưỡng giúp đà điểu phát triển tốt nhất trong số phát sóng hôm nay.
Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng giúp đà điểu phát triển tốt nhất cùng Sổ tay Nhà nông
Được mệnh danh là loài chim ăn tạp, đà điểu có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm cả cỏ, thức ăn thô, hạt tự nhiên, đạm động vật hay các loại thức ăn bổ sung khác. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, đà điểu còn có thể nuốt cả những đồ vật chúng tìm thấy được xung quanh chuồng, như đinh ốc, chìa khóa, đồ da… dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, đường thở. Vậy nên, để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi, tìm hiểu chế độ dinh dưỡng giúp đà điểu phát triển tốt nhất cùng chương trình Sổ tay Nhà nông trong số phát sóng hôm nay.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Chế độ dinh dưỡng giúp đà điểu phát triển tốt nhất
1. Nguồn thức ăn
Với khả năng tiêu hóa chất xơ tốt, thức ăn phổ biến nhất của đà điểu là các loại cỏ, rau, lá cây hoặc các loại cây họ đậu, thân cây ngô, lá mía, rơm rạ…
Để đảm bảo đà điểu không gặp các vấn đề về tiêu hóa, cũng như được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, bà con nên kết hợp cùng nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó có thức ăn dạng hạt, các loại ngũ cốc: Thóc, ngô, đỗ, yến mạch… Các loại thức ăn bổ sung như vitamin A - D - E hay B1, B2, premix khoáng cũng rất quan trọng cho sự phát triển của đà điểu.
Ngoài ra, đà điểu có thể tiêu thụ một loại thức ăn đặc biệt, là cát sỏi. Dù không có chất dinh dưỡng nhưng một lượng vừa đủ cát sỏi có thể giúp đà điểu cải thiện hệ tiêu hóa, nghiền nhỏ thức ăn trong bao tử.
Trong quá trình lựa chọn và chế biến thức ăn cho đà điểu, bà con cần đặc biệt lựa chọn các nguồn thức ăn tươi ngon, không bị ôi thiu, ẩm mốc và không chứa các thành phần độc hại. Các loại cỏ trồng băm nhỏ cho đà điểu dễ ăn, dùng để đem ủ chua làm thức ăn dự trữ. Bà con cũng có thể phối trộn các loại nguyên liệu với nhau để cho ăn trực tiếp hoặc làm thành cám viên từ cỏ, ngũ cốc, và các thành phần bổ sung khác thay vì sử dụng cám tăng trọng, vừa đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vừa tiết kiệm.
2. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho đà điểu phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn đầu, khi đà điểu con đang phát triển thì cần cung cấp chủ yếu là cám viên và kết hợp các loại rau mềm, thái nhỏ.
Trong khoảng thời gian từ 5 tuần đến 5 tháng tuổi, định lượng ăn sẽ tăng dần từ 300g đến 1,4kg/ngày. Từ 5 tháng tuổi đến 1 năm tuổi, khối lượng thức ăn của đà điểu là khoảng 1,4 - 1,6kg/con/ngày. Lượng thức ăn này cũng sẽ duy trì đến khi đà điểu từ trên 1 năm tuổi và ngoài thời kỳ sinh sản. Từ 18 tháng đến giai đoạn sinh sản, đà điểu cần được cung cấp khoảng 2,5 - 3kg/ngày.
Bên cạnh đó, bà con cũng cần quan tâm tới việc sử dụng máng ăn và máng uống cho đà điểu. Máng dùng cho đà điểu non thường được làm từ nhựa, cao su, tránh dùng các loại máng có dạng góc cạnh, sắc nhọn, trơn trượt để không làm tổn thương đến chân của đà điểu.
Máng ăn và máng uống cần được vệ sinh hàng ngày, tránh các chất bẩn tích tụ tạo thành những mầm bệnh gây hại cho đà điểu non.
Trên đây là chế độ dinh dưỡng giúp đà điểu phát triển tốt nhất.
Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.