Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa đào sau chơi Tết
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa đào sau chơi Tết
Đình Vũ - Thiện Mỹ
Thứ năm, ngày 08/02/2024 05:59 AM (GMT+7)
Để giữ được cây đào chơi cho Tết năm sau, bà con cần đặc biệt chú ý giai đoạn trồng và chăm sóc cây đào sau chơi Tết. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây hoa đào sau Tết.
Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tòm hiểu cách chăm sóc cây đào sau chơi Tết.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa đào sau chơi Tết
1. Chuẩn bị đất trồng
- Bà con cần làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 25 - 30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. Đồng thời, bạn nên sử dụng các chế phẩm bón vào đất để cây được nuôi dưỡng.
- Cách pha chế phẩm với nước sạch để tưới vào bầu đào: Orgamin hòa vào nước sạch theo hướng dẫn sử dụng khoảng 10 - 15 ngày để tưới ẩm bầu trước khi trồng đào.
- Khi trồng đào vào đất mới thì bạn nên thay đất và trộn hỗn hợp đất trồng với tỉ lệ 3 - 4 phần đất với 1 phần phân hữu cơ sẽ giúp đào phát triển.
2. Cắt sửa cành
- Cắt sửa cành để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt sớm, để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành. Trong quá trình cắt sửa cần kết hợp tạo hình tán cây.
Kỹ thuật cắt sửa cành đào.
3. Bón phân cho cây đào
- Do thời gian trong Tết cây đã dành chất dinh dưỡng để ra hoa. Thế nên, sau Tết cần bón phân cho cây để cây có đủ chất dưỡng.
- Có thể bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml siêu phân bón NEB tùy cây lớn, nhỏ, bón cách gốc 30 - 50cm theo hình chiếu của tán cây.
- Cần tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kỳ bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.
4. Hãm cây
- Đầu tiên dùng dao khứa xung quanh 1 vòng cho đứt vỏ qua tầng sinh mạch vào tận gỗ ở vùng gần cổ của cây. Sau đó bạn hãm khoảng 1 tuần, lá bắt đầu chuyển từ xanh đậm đến xanh nhạt, hơi rũ xuống là được. Nếu thấy lá vẫn chưa chuyển lá thì phải hãm lại bằng cách khứa thêm 1 vòng khác ở vết cũ.
- Thời gian hãm cây từ giữa đến cuối tháng 8 âm lịch. Bà con ưu tiên hãm cây khỏe rồi đến cây yếu và không hãm cây già.
5. Thúc lá
- Nếu đầu tháng 12 âm lịch bạn thấy các nụ hoa chưa nhú thì để thúc các nụ hoa nở nhanh hơn thì bạn tưới phân đạm Sunfat nitrat hay ure. Sau đó xới xung quanh gốc sâu độ 5cm, tưới phân Bắc, nước tiểu, nước nóng 35 độ - 40 độ C.
Thúc lá cho cây đào.
6. Phòng trừ sâu bệnh
- Nếu chậu hoa đào của bạn có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.
7. Tạo tán, tạo thế cho chậu hoa đào
- Việc tạo tán là việc vô cùng cần thiết, thế cần tiến hành liên tục bằng cách kết hợp uốn, cắt tỉa, bỏ những cành ngoài ý muốn. Các bạn cũng có thể kết hợp cách khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây đào của mình.
Trên đây là một số thông tin về cách trồng và chăm sóc cây hoa đào sau Tết, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ đem tới những thông tin hữu ích giúp cho bà con!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.