Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật chăm sóc nấm đầu khỉ cho năng suất cao
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật chăm sóc nấm đầu khỉ cho năng suất cao
Bích Ngọc - Vân Hải
Thứ ba, ngày 12/12/2023 06:15 AM (GMT+7)
Nhờ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà những năm gần đây nấm đầu khỉ được trồng tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều bà con gặp khó khăn trong quá trình trồng và chăm sóc dẫn đến thiệt hại cả vụ. Trong chương trình sổ tay Nhà nông hôm nay, hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc nấm đầu khỉ.
Tìm hiểu cách trồng và chăm sóc nấm đầu khỉ cho năng suất cao cùng Sổ tay Nhà nông
Nấm hầu thủ thích hợp phát triển ở những vùng khí hậu ôn đới, mát mẻ. Dải nhiệt độ để cây nấm phát triển tốt là từ 18 – 28 độ C. Nhờ những đặc điểm sinh học có lợi cho sức khỏe con người như hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, alzheimer và cải thiện sức khỏe cho người bệnh, tăng khả năng miễn dịch,… Trong chương trình sổ tay Nhà nông hôm nay, hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc nấm đầu khỉ cho năng suất cao.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Trồng và chăm sóc nấm đầu khỉ cho năng suất cao
1. Cấy giống nấm đầu khỉ
Bà con thực hiện quy trình trồng nấm như sau:
- Sử dụng cồn để vệ sinh túi trồng nấm, dụng cụ trồng và xung quanh khu vực dành để trồng nấm.
- Đốt que cấy trên ngọn lửa đèn cồn và để que cấy nguội rồi mở nút bịch giống hơ từ từ trên ngọn lửa đèn cồn, loại bỏ lớp giống cũ trên bề mặt.
- Hơ túi nguyên liệu dưới ngọn lửa đèn cồn rồi cấy giống vào túi nguyên liệu rồi đậy nắp bông lại. Sau đó, chuyển vào phòng nuôi sợi để ươm.
2. Kỹ thuật nuôi sợi nấm đầu khỉ
Khi nuôi sợi nấm cần chuẩn bị một phòng khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Nhiệt độ thích hợp ươm sợi nấm là từ 22 - 28 độ C và với độ ẩm không khí từ 60 - 70%. Nên dùng các kệ để xếp các túi đựng nấm, mỗi tầng kệ nên cách nhau khoảng 60cm.
Mỗi ngày cần cho túi đựng nấm tiếp xúc với ánh sáng khoảng 2 giờ để kích thích sợi nấm mọc. Giai đoạn này bạn cũng không cần tưới nước vì nguyên liệu trồng nấm còn ẩm. Trong thời gian từ 25 - 30 ngày thì nấm sẽ kéo sợi, quan sát thấy sợi trắng ăn sát đến đáy túi thì chuyển sang phòng chăm sóc.
3. Quy trình chăm sóc nấm đầu khỉ
Rạch từ 6 - 8 đường so le trên mỗi túi nấm, mỗi đường dài khoảng 6 - 8cm là được.
Sau khi cấy giống xếp các bịch vào giá duy trì nhiệt độ nuôi sợi từ 22 - 28 độ C, độ ẩm không khí 60 – 70%, mỗi ngày mở cửa thông khí từ 1 – 2 giờ. Giai đoạn hình thành hệ sợi không cần ánh sáng.
Thời gian nuôi sợi khoảng 25 ngày, sợi ăn gần kín bịch tiến hành nới nút bông, lúc này tăng cường độ sáng để xúc tiến hình thành quả thể. Tạo độ thoáng khí, Hạ nhiệt độ xuống 18 - 20 độ C
Sau khi rạch túi nấm khoảng 4 - 6 ngày, hãy dùng bình phun sương và tưới đều đặn mỗi ngày. Đồng thời tăng độ ẩm phòng nuôi sợi, chăm sóc từ 80 – 90% bằng hệ thống phun sương từ 1 - 2 lần/ngày.
Trong giai đoạn nấm phát triển, bà con cần cung cấp đầy đủ nước cũng như ánh sáng cho nấm sinh trưởng tốt.Khi quả thể bám vào nút bông và phát triển qua cổ nút thì tăng lượng nước tưới, sau khoảng 10 – 15 ngày quả thể đã đủ lớn có đường kính từ 10 – 12cm có thể tiến hành thu hái.
Trên đây là một số kỹ thuật tạo trồng hoa đồng tiền, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.