SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh gây hại trên cây mít Thái và cách phòng trị

Thiện Mỹ Thứ sáu, ngày 08/03/2024 06:00 AM (GMT+7)
Mít Thái là giống cây dễ trồng tuy nhiên cũng rất dễ bị sâu bệnh tấn công khiến cho lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình hay thối trái,... Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số loại sâu bệnh gây hại trên cây mít Thái và cách phòng trị.
Bình luận 0

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh gây hại trên cây mít Thái và cách phòng trị

1. Ruồi đục trái

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh gây hại trên cây mít Thái và cách phòng trị- Ảnh 1.

Cách xử lý ruồi đục trái trên cây mít thái.

Ruồi đục trái là một trong những loại sâu bệnh phổ biến và khó trị nhất, không chỉ hại mít mà chúng còn là khắc tinh của rất nhiều giống cây trồng ăn trái khác.

Triệu chứng thể hiện là trên trái mít có nhiều đốm thối màu nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra bên ngoài, ngay nơi bị hại mềm nhũn, dòi tạo lỗ nhỏ trên trái và búng mình ra khỏi trái, chúng có khả năng sinh sản nhanh và búng xa nên trên một trái mít sẽ có rất nhiều dòi.

Cuối cùng là gây thối trái, hư trái.

Cách phòng trị: 

- Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây.

- Vệ sinh sạch sẽ vườn cây, đem tiêu hủy những trái bị dòi gây hại.

- Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc phun bả Protein, chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây. Nên phun vào khoảng 8 - 10 giờ sáng.

- Không nên xịt thuốc hóa học trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

2. Bệnh thối trái non

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh gây hại trên cây mít Thái và cách phòng trị- Ảnh 2.

Bệnh thối trái non và cách xử lý.

Bệnh do nấm gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh khởi đầu là đốm màu nâu đen, sau bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen.

Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đoạn trái non.

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước. Sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa.

Cách phòng trị: 

Vệ sinh vườn cây sạch sẽ, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy, chú ý gom loại bỏ những hoa đực đã khô. Phát hiện bệnh mới chớm phun các loại thuốc hóa học: Vimanco, Ridomil-Gold, Mataxyl,... 

Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại. 

Khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý. 

Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec... Để bảo vệ cây trồng tốt nhất, nên thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Chỉ nên sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.

3. Bệnh thối gốc chảy nhựa

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh gây hại trên cây mít Thái và cách phòng trị- Ảnh 3.

Bệnh thối gốc chảy nhựa trên cây mít Thái

Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương.

Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.

cách phòng trị:

Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại. Khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.  

4. Sâu đục trái

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh gây hại trên cây mít Thái và cách phòng trị- Ảnh 4.

Sâu đục trái trên cây mít Thái

Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất. Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.

Cách phòng trị:

Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.  

5. Rầy, rệp 

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh gây hại trên cây mít Thái và cách phòng trị- Ảnh 5.

Rầy, rệp trên cây mít Thái và cách phòng trị.

Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ.

cách phòng trị:

Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec,... Để bảo vệ cây trồng tốt nhất, nên thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Chỉ nên sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.  

Trên đây là thông tin về Một số loại sâu bệnh gây hại trên cây mít Thái và cách phòng trị, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem lại cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con có một mùa vụ thành công!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem