Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Nắm chắc bí quyết này trong tay, trồng dâu tây chưa bao giờ đơn giản đến thế
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Nắm chắc bí kíp này trong tay, trồng dâu tây chưa bao giờ đơn giản đến thế
Bùi Mai - Thu Hường - Thu Hà
Thứ năm, ngày 13/04/2023 08:30 AM (GMT+7)
Dâu tây là loại quả có nguồn gốc từ xứ lạnh và khó trồng tại vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, chỉ có vài nơi có thể trồng thành công loại dâu này. Nhờ áp dụng tốt KHKT, đến nay, dâu tây đã được trồng phổ biến hơn. Hãy cùng tìm hiểu bí kíp trồng dâu hiệu quả của nông dân Đông Anh, Hà Nội.
Là một trong những người đầu tiên đưa cây dâu tây về trồng tại Hà Nội, anh Vũ Văn Đôn (Đông Anh, Hà Nội) đã không ngừng học hỏi những kỹ thuật mới để áp dụng tại vườn dâu của mình.
Sau nhiều lần thất bại, đến nay, anh Đôn đã thành công và phát triển một trang trại dâu tây rộng 8 ha tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng dâu với chương trình Sổ tay nhà nông, anh Đôn cho biết, để trồng dâu tây hiệu quả, người trồng cần quan tâm đến nhiều yếu tố, từ việc chọn giống, chăm sóc cây đến khi thu hoạch và sau thu hoạch.
Video: Nắm chắc bí quyết này trong tay, trồng dâu tây chưa bao giờ đơn giản đến thế.
1. Phương pháp chọn giống dâu tây
Việc chọn giống là rất quan trọng để cây có thể phát triển tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nếu bà con muốn trồng dâu tây, cần tìm hiểu kỹ càng về các giống dâu tây phổ biến trên thị trường để chọn cho mình giống cây phù hợp với khí hậu và đất đai tại vùng trồng. Theo kinh nghiệm của anh Vũ Văn Đôn, giống dâu tây của Nhật Bản có những đặc tính phù hợp nhất với thổ nhưỡng và khí hậu tại Hà Nội.
2. Trồng và chăm sóc cây dâu tây
Sau khi đã chọn được giống, bà con cần phải nắm rõ quy trình và kỹ thuật trồng. Trong quá trình trồng, bà con phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố thời tiết, bởi cây dâu tây ban đầu rất yếu và rất dễ chết cây. Vì vậy, bà con nên lựa chọn khi khí hậu mát mẻ để trồng.
Bà con nên bổ sung một số loại phân vi lượng để cây khỏe, chống chịu với bệnh tật và môi trường tốt hơn. Khi cây dâu tây khỏe mạnh, tiếp tục tỉa các chồi nhỏ và nhánh để tập trung nuôi thân chính, từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển của cây. Thân chính khỏe mạnh, cây sẽ cho ra những bông hoa lớn giúp cho quá trình thụ phấn và ra quả đạt hiệu quả cao.
Thời kỳ cây ra hoa, kết trái là thời kỳ cần rất nhiều dinh dưỡng và khoáng chất. Muốn quả ngọt hơn thì bà con phải bổ sung phân bón vi lượng. Đồng thời, bà con cần để ý tán lá sao cho quả có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Khi đó chất lượng quả sẽ đẹp và ngon hơn.
Lưu ý: Đối với cây dâu tây trồng trong chậu tại nhà, do không có ong thụ phấn nên bà con cần thụ phấn thủ công để tăng khả năng đậu trái. Cách làm như sau, trong thời kỳ cây ra hoa, chọn thời điểm từ 10 đến 11 giờ sáng, dùng chổi hoặc bàn chải nhỏ quét nhẹ phấn hoa lên nhị, sau đó quét lên nhị khác.
Sau khi thu hoạch quả xong phải dưỡng cây để đón chùm quả mới, bà con tiếp tục tỉa cành, buồng quả cũ để tạo sự thông thoáng cho cây. Bổ sung phân bón trung, vi lượng và tưới nước đầy đủ để đảm bảo cây dâu tây phát triển tốt và đạt năng suất cao hơn ở các vụ sau.
3. Một số bệnh thường gặp trên cây dâu tây và cách xử lý
Một trong những loại bệnh thường gặp ở cây dâu tây đó là bệnh phấn trắng. Để xử lý bệnh phấn trắng, cần nắm rõ các giải pháp phòng tránh và xử lý khi cây bị bệnh.
Để phòng bệnh phấn trắng, trước hết bà con phải lưu ý việc chọn giống. Cần lựa chọn giống cây có đặc tính phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng trồng. Ngoài ra, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này. Vậy nên, việc kiểm soát độ ẩm trong quá trình trồng và chăm sóc cây dâu tây để phòng bệnh là điều thiết yếu.
Nếu cây dâu tây đã bị bệnh phấn trắng, phải xử lý kịp thời để tránh giảm năng suất. Sau khi bị bệnh, bà con có thể sử dụng thuốc sinh học để giảm sự phát triển của nấm gây bệnh. Thêm vào đó, cần tỉa bớt lá giúp cây thông thoáng hơn và tránh tình trạng bệnh lây lan diện rộng.
Kết luận lại, trồng cây dâu tây cần chọn đúng giống cây thích hợp với vùng trồng, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhiệt độ và dinh dưỡng cho đất đai. Với những kinh nghiệm trồng dâu tây trên, hy vọng bà con sẽ có được những trái dâu tây ngọt ngào và thơm ngon như mong đợi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.