5 đặc sản từ sâu nhung nhúc, béo núc thách thức người ăn.
1. Đặc sản nhộng sâu muồng - tuyệt phẩm ở đất Tây Nguyên
Một món ăn được người dân Tây Nguyên coi là tuyệt phẩm, tuy nhiên với nhiều người khác lại có cảm giác đáng sợ, bởi nó được chế biến từ sâu muồng.
Kết thúc một mùa tưới cà phê đầy vất vả với đợt nắng nóng khắc nghiệt, Tây Nguyên lại bước vào những cơn mưa giông đầu mùa. Lúc cây cối nở lộc, thảo nguyên xanh yên bình trải dài theo triền đồi xa xa, khi đàn bươm bướm vàng chấp chới bay khắp vùng Tây Nguyên là lúc phát triển của mùa sâu muồng.
Khi sâu trưởng thành, chúng bắt đầu rời bỏ ngọn cây, trở về cùng thân cây muồng để kéo kén, thành nhộng. Đây là thời gian ngủ và chờ đợi tái sinh, để cuối cùng được bay lượn khắp trời Tây Nguyên với cặp cánh vàng lung linh.
Dân địa phương còn bắt kén sâu bán cho các quán nhậu. Lúc khi mới ăn sâu không quen lắm thì sợ nhưng càng ăn, càng thấy ghiền.
Mùa sâu trưởng thành và nhộng luôn cùng lúc với nhau. Bởi khi đến lúc trưởng thành chúng bắt đồng biến hình thành nhộng. Đây cũng là thời điểm người dân đi tìm bắt những nhộng sâu này về chế biến thành những món ăn, đặc biệt sâu và nhộng sâu muồng đã trở thành món ăn quen thuộc dân dã mà béo ngậy được nhiều người ưa thích.
Có nhiều cách chế biến món sâu. Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống, ai thích cảm nhận hương vị bùi, béo ngậy của nó thì chiên lên rồi dùng mắm xào, ai thích ăn theo kiểu luộc thì sẽ cảm nhận hương vị béo núc của nó.
2. Kinh dị đuông dừa: Đặc sản nhung nhúc khó xơi
Dù là một trong những món đặc sản Việt Nam nhưng với nhiều người,việc nhìn thấy những con đuông dừa béo nhung nhúc, còn ngọ nguậy trông không khác gì những con sâu non đã thấy nổi da gà.
Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương. Sau mùa giao phối, loài bọ này thường chọn cây dừa sung sức, khoét ngọn rồi đẻ trứng vào. Trứng nở ra ấu trùng và lớn dần nhờ ăn cổ hũ dừa đến khi xuyên thủng ngọn dừa, lúc đọt thối ngã ngang là lúc đuông dừa nhiều nhất.
Dù đuông đục khoét là hỏng dừa nhưng đuông dừa ăn rất ngon và lại là đặc sản độc đáo có một không hai ở những xứ dừa đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy vậy, không phải ai cũng dám thử món đặc sản này vì đuông có hình dạng giống con sâu non, thân mềm nhũn, màu trắng sữa, di chuyển bằng cách trườn tới trườn lui, là người ít tiếp có thể "khóc thét" khi lần đầu nhìn thấy.
3. Sâu chít
Được cho là “đông trùng hạ thảo (một loại dược liệu quý của Trung Quốc), loại sâu chít cực tốt cho các đáng mày râu nên sâu chít tươi càng được nhiều người thích thú.
"Đông trùng hạ thảo của Việt Nam" không chỉ dành riêng cho đàn ông.
Sâu chít là côn trùng sống trong cây chít và là niềm tự hào về đặc sản đặc biệt địa phương của người dân Tây Bắc.
Cách bắt sâu chít khá đơn giản. Người thu hái sẽ lựa chọn những cây chít có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa, chẻ đôi ngọn để moi sâu ra, thả vào chậu rượu nhạt để sâu không bị biến chất.
Cách sử dụng phổ biến nhất của sâu chít là ngâm rượu, ngoài ra còn có thể sao khô, nấu cháo.
4. Sâu măng - thứ đặc sản chỉ dành cho người can đảm
Những con sâu bóng nhẫy, ngọ nguậy nhìn rùng mình qua bàn tay chế biến của người phụ nữ H'Mông đã trở thành món ăn đặc sản vào mùa lạnh đối với người Mường Lát (Thanh Hóa) và bất cứ du khách nào có dịp ghé qua mảnh đất này.
Ai đã từng lên huyện miền núi Mường Lát (Thanh Hóa) chắc hẳn đều được thưởng thức những món ăn được chế biến từ sâu măng như: sâu măng xào, sâu măng chiên giòn, sâu măng om, sâu măng luộc chấm tương...
Vào thời điểm khi khí hậu bắt đầu chớm lạnh, những cơn mưa rừng bắt đầu tí tách là lúc sâu măng bắt đầu phát triển. Bởi thế vào mùa lạnh, rừng Mường Lát thường bắt gặp những phụ nữ H’Mông xách giỏ lên rừng bắt sâu măng về làm món ăn cho gia đình.
Đúng như tên gọi, sâu măng là loại sâu sống trên cây măng, phổ biến là măng nứa trên những vạt rừng đại ngàn Mường Lát. Tháng Chín, tháng Mười (dương lịch) là bắt đầu vào mùa “săn” sâu măng của đồng bào vùng cao, kéo dài cho đến qua Tết. Khi cây măng nứa đã cao quá đầu người cũng là lúc những con sâu trưởng thành và vào độ béo nhất.
5. Nhộng ong
Là ấu trùng của ong, nhộng ong mê hoặc thực khách với vị ngọt, béo, bổ dưỡng. Cách lấy nhộng ong ra khỏi tảng khá cầu kỳ. Người ta chế nước sôi vào thau rồi thả nguyên tảng ong vào, phần sáp gặp nước nóng sẽ tan chảy ra sền sệt. Lúc này, chỉ cần dùng một tấm lưới, đổ nước sôi lẫn sáp để lọc nhộng. Sau khi nước sáp chảy qua khe lưới, còn lại trên mặt lưới toàn là nhộng.
Nhộng ong có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như chiên, xào, trộn với bưởi, đậu phộng ăn kèm bánh tráng… Tuy nhiên, món ong non trông hấp dẫn này không phải ai cũng có thể ăn được. Một số người không hợp có thể bị dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa da nhẹ…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.