Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Luật sư Nguyễn Hải Nam, (TP HCM), trả lời: Theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy giấy đăng ký kết hôn chính là giấy tờ để chứng minh mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ. Trong thời kỳ hôn nhân, nếu xảy ra các tranh chấp về tài sản, con chung… thì quyền, nghĩa vụ của các bên và với các thành viên trong gia đình sẽ do Luật Hôn nhân và Gia đình điều chỉnh.
Ảnh minh họa. Nguồn: IT
Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: "Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của luật và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý".
Như vậy, nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì quan hệ này không được pháp luật công nhận và sẽ không do pháp luật hôn nhân điều chỉnh. Nếu như hai bên không còn chung sống với nhau nữa thì khi chia tay không cần phải làm thủ tục ly hôn theo quy định.
Tuy nhiên, nếu có tranh chấp về tài sản các bên tự thỏa thuận hoặc sẽ do Luật Dân sự điều chỉnh. Nếu có con chung thì do luật hôn nhân điều chỉnh. Thực tế là việc chung sống với nhau mà không có đăng ký kết hôn sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các bên nếu như khi sống chung không hòa hợp nữa dẫn đến chia tay.
Pháp luật không công nhận nhưng cũng không cấm trường hợp nam nữ còn độc thân mà chung sống với nhau như vợ chồng. Pháp luật chỉ cấm 2 trường hợp sau đây: Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Do đó, nếu bạn muốn tiếp tục sống chung và để được pháp luật công nhận thì cần đến UBND xã, phường nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên để được hướng dẫn việc đăng ký kết hôn theo quy định.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.