Sống chung với loãng xương – những điểm cần lưu ý

Thứ năm, ngày 18/11/2021 08:00 AM (GMT+7)
Loãng xương là tình trạng xương trở nên xốp và yếu, dẫn đến gãy xương, gây đau đớn, tàn tật và khiến các hoạt động hàng ngày trở nên vô cùng khó khăn.
Bình luận 0

Trên thế giới, khoảng 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới trên 50 tuổi trải qua một lần gãy xương do loãng xương.

Sống chung với loãng xương – Những điểm cần lưu ý - Ảnh 2.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương

Nhiều yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương và gãy xương. Một số yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được, nhưng một số yếu tố khác thì không. Nhận biết các yếu tố nguy cơ là quan trọng để thực hiện các bước ngăn ngừa tình trạng này hoặc điều trị trước khi hậu quả trở nên tồi tệ hơn.

Sống chung với loãng xương – Những điểm cần lưu ý - Ảnh 3.

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:

Tuổi cao, mãn kinh.

Chủng tộc: người Châu Á có nguy cơ cao hơn.

Cấu trúc xương nhỏ.

Tiền sử gia đình.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:

Thiếu estrogen ở phụ nữ.

Hút thuốc lá.

Lạm dụng rượu, bia.

Canxi và vitamin D thấp, do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc kém hấp thu.

Lối sống ít vận động (không hoạt động) hoặc bất động tại chỗ.

Một số loại thuốc: glucocorticoid, thuốc thay thế hormon tuyến giáp, heparin, một số thuốc điều trị làm suy giảm hormon sinh dục.

Các bệnh có thể ảnh hưởng đến xương: cường giáp, cường cận giáp, bệnh Cushing, viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, v.v.).

Khi có một trong các yếu tố nguy cơ trên, cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe cơ xương và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Phòng tránh té ngã, ngăn ngừa gãy xương do loãng xương

Nếu bạn bị loãng xương, điều quan trọng là phải ngăn ngừa mất xương và gãy xương. Trong bối cảnh dịch Covid - 19, hầu hết mọi người phải cách ly tại nhà, tình trạng ít vận động, hoặc điều kiện nhà ở thiếu an toàn đều làm tăng nguy cơ mất xương và gãy xương. Dưới đây là một số cách để giảm nguy cơ ngã, phòng tránh gãy xương tại nhà:

Sử dụng thiết bị hỗ trợ đi bộ. Nếu bạn đi không vững, hãy sử dụng gậy hoặc khung tập đi.

Loại bỏ các mối nguy hiểm trong nhà, như thảm trượt. Ngoài ra, hãy tháo hoặc buộc chặt các dây điện hoặc cáp lỏng lẻo để tránh bị vấp, té.

Thêm đèn ngủ ở hành lang đến phòng tắm. Lắp đặt các thanh vịn trong phòng tắm và thảm không trơn ở gần bồn rửa và bồn tắm.

Tìm sự hỗ trợ khi mang hoặc nâng các vật nặng. Nếu không cẩn thận, bạn có thể bị ngã, thậm chí bị gãy cột sống khi cố gắng nâng vác vật nặng.

Mang dép đi trong nhà chắc chắn với đế có độ bám.

Sống chung với loãng xương – Những điểm cần lưu ý - Ảnh 4.

Loãng xương rất dễ gãy xương khi té ngã, nên rất cần phòng tránh té ngã

Lưu ý khi dùng một số thuốc điều trị loãng xương tại nhà

Thuốc bổ sung canxi: Nên uống vào buổi sáng, tránh uống vào buổi tối vì có thể gây sỏi thận. Nên bổ sung đồng thời với vitamin D giúp hấp thụ canxi tốt hơn.

Thuốc chống hủy xương: Nhóm biphosphonate (alendronate, phối hợp alendronate và vitamin D3, risedronate) thường uống mỗi tuần 1 viên hoặc mỗi ngày 1 viên vào buổi sáng khi đói bụng. Không nên nằm sau khi uống thuốc ít nhất là 30 phút để phòng ngừa dính loét thực quản.

Calcitonine tiêm dưới da hoặc tiêm bắp sau bữa ăn, mỗi đợt điều trị khoảng 10 - 15 ngày theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa cơ xương khớp.

Nhóm điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen: Thường dùng cho phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh. Thuốc sử dụng là Raloxifen, uống mỗi ngày, thời gian dùng không quá 2 năm.

Thuốc có tác dụng kép (strontium ranelate): vừa có tác dụng tăng tạo xương, vừa ức chế hủy xương, uống sau bữa ăn tối khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ.

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị loãng xương, người bệnh cần bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi, xét nghiệm chẩn đoán mật độ canxi trong xương để dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng canxi và vitamin D đơn thuần mà phải kết hợp với thuốc chống hủy xương và kích hoạt tạo xương. Đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao phù hợp giúp xương chắc khỏe.

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về các bệnh cơ xương khớp thường gặp nằm trong chương trình chăm sóc sức khỏe Việt, do Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế và công ty Davipharm phối hợp thực hiện, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ mắc một số BKLN phổ biến cũng như chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt BKLN.

Sống chung với loãng xương – Những điểm cần lưu ý - Ảnh 5.

ADCREW

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage Chăm sóc sức khỏe Việt (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN) để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn.

* Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Thủy Lê (Sống chung với loãng xương – Những điểm cần lưu ý)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem