Thế là bán ruộng trả nợ. Sức lực tiền của đổ ra đầu tư mà vẫn trắng tay do làm ăn theo lối thả dàn a dua, không có kế hoạch.
Chuyện này không mới. Ta đã từng thấy cây cao su đầu tư hàng chục năm mới khai thác được nhưng rồi khi lãi cao, khi sập giá nên hết trồng lại chặt. Cây điều, hồ tiêu, cà phê cũng vậy, hết trồng rồi chặt hàng mấy chục năm nay như sóng hình sin chưa dứt. Đó là lối phát triển theo bản năng đáng ra phải chấm dứt lâu rồi. Những tồn tại đó đè nặng lên người nông phu. Cơ cực ấy chưa biết đến bao giờ dứt.
Cũng phải nói người nông dân chịu cảnh này nhiều nhất, cái khổ quay vòng liên hồi, nông dân không ngóc đầu lên được. Cây lúa - cây chiến lược cũng vậy, nạn được mùa rớt giá vẫn là bóng đen lởn vởn luôn bất ngờ trùm xuống đầu nông dân, lực lượng chủ lực lo cho cái dạ dày của cả dân tộc.
Điều đó cho thấy sau bao nhiêu kế hoạch của Nhà nước, bao nhiêu chủ trương lớn về nông nghiệp vẫn còn nằm trên giấy. Việc đầu tư chế biến nông sản thành sản phẩm tiêu dùng chưa đảm bảo tiêu thụ hết và đem lại giá trị cao.
Không thể đổ lỗi cho người nông dân hoàn toàn về việc “lướt sóng hình sin” trong làm ăn. Rõ ràng ở đây quản lý vĩ mô cho thế mạnh số một của đất nước là nông nghiệp vẫn tiếp tục chưa đạt hiệu quả cao. Như thế, việc lướt sóng hình sin trong sản xuất sẽ lại tiếp tục và sự đói nghèo sẽ còn lâu mới chấm dứt.
Đỗ Đức
Vui lòng nhập nội dung bình luận.