Khoảng 300.000 năm trước, 9 loài người đã xuất hiện và sinh sống rải rác khắp Trái Đất, nhưng bây giờ chỉ còn duy nhất 1 loài: Người tinh khôn Homo sapiens.
Quay về hàng trăm nghìn năm trước, người Neanderthal (Homo neanderthalensis) là những thợ săn rắn thích nghi với thảo nguyên lạnh châu Âu rộng lớn. Trong khi đó, người Viking sinh sống chủ yếu ở châu Á, còn loài Homo erectus nguyên thủy hơn sống ở Indonesia, loài Homo rhodesiensis tập trung chủ yếu tại miền trung châu Phi.
Còn lại một số loài người có bộ não nhỏ, thấp hơn sinh sống ở các vùng lân cận như: Homo naledi ở Nam Phi, Homo luzonensis ở Philippines, Homo floresiensi ở Indonesia và người Hang Hươu Đỏ (Red Deer Cave People) bí ẩn ở Trung Quốc.
Tính đến 10.000 năm trước, tất cả các [8] loài người đã biến mất. Sự biến mất của các loài người này giống như mắt xích trong chuỗi sự tuyệt chủng hàng loạt thứ 6 của Trái Đất. Nhưng ở thời đó, không có thảm họa môi trường rõ ràng (như phun trào núi lửa, biến đổi khí hậu, thiên thạch tấn công Trái Đất) tác động mạnh mẽ lên sự tuyệt chủng loài người này.
Ảnh: Nick Longrich/Inverse
Thay vào đó, nguyên nhân sự tuyệt chủng của 8 loài người đến từ chính một loài người mới, tiến hóa cách đây 260.000-350.000 năm trước ở Nam Phi: Loài Homo sapiens, các nhà khoa học nhận định.
Homo sapiens - Người tinh khôn - là loài người hiện nay trên Trái Đất. Sự thông minh cùng khả năng thích ứng cao với thời tiết và điều kiện sống của Homo sapiens đã khiến loài này có ảnh hưởng lớn nhất trên Trái Đất.
Sự lây lan, sinh sôi nảy nở của Homo sapiens ra khỏi châu Phi đã làm biến mất 8 loài người từng tồn tại trước đó, góp phần vào sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6, sự kiện kéo dài khoảng 40.000 năm, bắt đầu từ sự biến mất của động vật có vú trong Kỷ băng hà cuối cùng đến sự hủy diệt của rừng mưa nhiệt đới bởi nền văn minh hiện đại.
Vậy, câu hỏi đặt ra là: Loài người chính là nạn nhân đầu tiên của cuộc tuyệt chủng lần thứ 6 đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử?
Người Homo sapiens. Ảnh: Flicker
Để đáp ứng nhu cầu sống, loài người tinh khôn đã đi săn những con voi ma mút lông xoăn, con lười trên mặt đất và loài chim chạy bộ (tương tự đà điểu)... nhiều đến mức tuyệt chủng. Theo thời gian, chính loài người tinh khôn cũng đã phá hủy đồng bằng và rừng để canh tác, làm biến đổi hơn 1 nửa diện tích đất đai trên hành tinh. Người hiện đại đã làm biến đổi khí hậu hành tinh và trở thành loài người nguy hiểm nhất lịch sử khi làm các quần thể người khác biến mất hoàn toàn vì cạnh tranh tài nguyên và đất đai.
Lịch sử có đầy đủ các minh chứng về các cuộc xung đột, chiến tranh, di dời và quét sạch các nhóm người khỏi lãnh thổ bởi người tinh khôn, từ sự hủy diệt Carthage của Rome đến cuộc chinh phạt của Mỹ ở phương Tây và thực dân Anh ở Úc.
Các nghiên cứu thực địa, các tài liệu lịch sử và khảo cổ học đều cho thấy chiến tranh thời nguyên thủy rất dữ dội, lan tràn và đẫm máu. Các vũ khí thời đại đồ đá mới như gậy, giáo, rìu và cung tên, kết hợp với chiến thuật du kích như đột kích và phục kích, đã có hệ quả khủng khiếp. Bạo lực là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới trong các xã hội này, và các cuộc chiến tranh đã chứng kiến mức độ thương vong cao hơn so với Thế chiến I và II.
Kho vũ khí của của người tinh khôn Homo sapiens thời kỳ đầu có lẽ bao gồm các vũ khí phóng như lao và lao giáo, gậy...
Tuy nhiên, giới khảo cổ còn tìm thấy thứ vũ khí 'cao cấp hơn' mà họ gọi là 'vũ khí tối thượng', phân biệt với vũ khí của những loài người khác: Đó là trí tuệ tinh khôn.
Nói cách khác, người tinh khôn không chỉ biết sử dụng các loại vũ khí hợp thời, họ còn sử dụng năng lực tinh vi trong việc suy nghĩ, bàn bạc hợp tác, lập kế hoạch, chiến lược, thao túng và đánh lạc hướng...
Nhưng tại sao tổ tiên của chúng ta - loài người hiện đại - đã tàn sát và quét sạch những người 'anh em' của mình, gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt, chính xác hơn là một cuộc diệt chủng hàng loạt?
Câu trả lời nằm ở sự trăng trưởng và lây lan dân số của người Homo sapiens. Con người sinh sản theo cấp số nhân, giống như tất cả các loài. Một khi hợp sức đi săn cùng nhau, con người hầu như không có đối thủ (là những loài động vật lớn).
Một trong những loại vũ khí thời xưa. Ảnh: Inverse
Khi sự sống cứ tuân theo bản năng bảo tồn nòi giống, dân số của một loài cứ thế ngày càng tăng lên. Khi đối mặt với việc thiếu lương thực do hạn hán, mùa đông khắc nghiệt hoặc khai thác tài nguyên quá sức... đã dẫn đến các cuộc xung đột vì lương thực và thức ăn gia súc.
Hồi kết cho những cuộc đấu giữa phục kích đấu phục kích, thung lũng chiếm thung lũng, miếng ăn chiếm miếng ăn là người tinh khôn Homo sapiens đã bào mòn kẻ thù và dần xâm chiếm lấy đất của họ.
Giờ đây, con người hiện đại đang nhìn lên các vì sao và tự hỏi liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ không. Dù là giả tưởng hay là câu chuyện của khoa học viễn tưởng, chúng ta sẽ không ngừng hỏi cho đến khi gặp được những loài thông minh khác, giống hoặc hơn chúng ta, những không phải chúng ta.
Để trả lời được câu hỏi mang tầm vũ trụ đó, con người trên Trái Đất sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian. Trước đó, hành tinh chúng ta đang tiếp tục đối mặt với vấn đề to lớn: Tuyệt chủng lần thứ 6 [Trước đây là tuyệt chủng về loài người, giờ là tuyệt chủng về sinh vật].
Dưới góc nhìn của niên đại địa chất, quần thể sinh học đa dạng nhất, giàu có nhất Trái Đất đang rơi vào cuộc tuyệt chủng lần thứ 6.
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết, số lượng các loài trên Trái Đất đang bước vào giai đoạn sụt giảm khổng lồ. Sự tuyệt chủng này sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực đối với hoạt động của hệ sinh thái và các thành tố quan trọng duy trì nền văn minh. Giới khoa học gọi sự kiện này là Hủy diệt sinh học hay Sóng thần tuyệt chủng để nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của sự kiện tuyệt chủng lần thứ 6 đang diễn ra.
Minh chứng là: Trong 177 loài động vật có vú thì 30% đã tuyệt chủng, hơn 40% đang suy giảm số lượng nghiêm trọng; Gần 200 loài động vật có xương sống đã tuyệt chủng chỉ trong 100 năm qua (trung bình cứ 1 năm có 2 loài tuyệt chủng); 42% trong số 3.623 loài động vật không xương sống trên cạn và 25% trong số 1.306 loài động vật không xương sống biển hiện nay đang nằm trong Sách Đỏ của IUCN, xếp vào nhóm bị đe dọa tuyệt chủng.
Khoảng 40% các loài côn trùng trên thế giới đang suy giảm. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy tổng khối lượng của tất cả các loài côn trùng trên hành tinh đang giảm 2,5% mỗi năm. Nếu xu hướng đó tiếp tục gia tăng, Trái Đất có thể không có bất kỳ loài côn trùng nào vào năm 2119.
Nếu xu hướng đó tiếp tục gia tăng, Trái Đất có thể không có bất kỳ loài côn trùng nào vào năm 2119....
Từ những con số đáng báo động đó, giới nghiên cứu nhận định, tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần so với thời kỳ khủng long!
Đầu tháng 5/2019, Liên Hợp Quốc công bố bản báo cáo dày 1.800 trang do IPBES thực hiện, đưa ra thực trạng đa dạng sinh học hành tinh. [IPBES là Diễn đàn Khoa học liên chính phủ về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái, do Liên Hợp Quốc thành lập].
IPBES liệt kê những con số khổng lồ:
- 1 triệu loài động-thực vật hiện nay đang bị đe dọa tuyệt chủng. Kể từ năm 1900, các loài sinh vật trên đất cạn đã giảm 20%. Hơn 40% loài lưỡng cư, 33% san hô và hơn 1/3 các loài động vật biển bị đe dọa tuyệt chủng.
- 680 loài động vật có xương sống đã bị tuyệt chủng kể từ thế kỷ 16. Năm 2016, 9% tất cả các giống thú được thuần hòa làm thực phẩm và nông nghiệp đã bị tuyệt chủng. Chưa hết, 1.000 giống thú khác cũng trên bờ tuyệt chủng.
- Kể từ năm 1980, khí thải nhà kính đã tăng gấp đôi, làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên ít nhất 0,7 độ C.
- 3/4 môi trường trên đất liền và 66% môi trường biển đã bị biến đổi đáng kể sau các hoạt động của con người.
- Trong năm 2015, 33% trữ lượng cá biển được thu hoạch ở mức không bền vững; 60% được đánh bắt tối đa một cách bền vững.
- Hơn 1/3 diện tích đất liền của thế giới và 75% tài nguyên nước ngọt hiện đang dành cho sản xuất trồng trọt hoặc chăn nuôi.
- Suy thoái đất đã làm giảm năng suất của 23% diện tích đất toàn cầu; ước tính 100-300 triệu người có nguy cơ lũ lụt và bão vì mất môi trường sống ven biển.
- Khu vực đô thị đã tăng gấp đôi trên toàn cầu kể từ năm 1992.
- Giá trị sản xuất cây nông nghiệp đã tăng khoảng 300% kể từ năm 1970, khai thác gỗ thô đã tăng 45% và khoảng 60 tỷ tấn tài nguyên tái tạo và không tái tạo hiện được khai thác trên toàn cầu mỗi năm - đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980.
- Ô nhiễm nhựa đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 1980. 300-400 triệu tấn kim loại nặng, dung môi, bùn độc và chất thải khác từ các cơ sở công nghiệp được đổ hàng năm vào vùng biển của thế giới và phân bón xâm nhập vào hệ sinh thái ven biển đã tạo ra hơn 400 'vùng chết đại dương', rộng tổng cộng 245.000 km2 - lớn hơn so với diện tích Vương quốc Anh.
Xu hướng tiêu cực trong tự nhiên sẽ tiếp tục đến năm 2050 và hơn thế nữa trong tất cả các kịch bản chính sách được đưa ra trong báo cáo của IPBES. Các hệ sinh thái, các loài, quần thể hoang dã, các giống và loài động-thực vật được thuần hóa đang bị thu hẹp và biến mất. Mạng lưới sự sống thiết yếu trên Trái Đất đang ngày càng nhỏ hơn. Mất mát này là hệ quả trực tiếp từ hoạt động của con người, gây nên mối đe dọa trực tiếp đến hạnh phúc của nhân loại ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Báo cáo IPBES xếp hạng 5 thủ phạm (theo thứ tự giảm dần) gây tác động toàn cầu cho quá trình hủy diệt sinh học lớn nhất từ trước đến nay, gồm: (1) Con người xâm lấn đất và biển; (2) Khai thác trực tiếp sinh vật; (3) Biến đổi khí hậu; (4) Ô nhiễm; (5) Các loài ngoại lai xâm lấn.
Các yếu tố gián tiếp chính gây hủy diệt sinh học quy mô toàn cầu bao gồm: Tăng dân số và tiêu dùng bình quân đầu người; đổi mới công nghệ; khai thác và sản xuất tài nguyên quá mức.
PV (Trí Thức Trẻ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.