Sử dụng chất cấm

  • Chất cấm trong chăn nuôi được hiểu là các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và bị luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất. Theo Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư 01/2017/TT-BNNPTNN có trên 20 loại chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi như Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Dimetridazole, Metronidazole, Trenbolone…
  • Dù ngành chức năng đã liên tục khuyến cáo và xử lý nhưng tình trạng sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản vẫn chưa hạ nhiệt, qua đó gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm...
  • Nhiều chủ trang trại tỏ ra rất bức xúc với nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, bởi chính họ cũng là nạn nhân của tình trạng này...
  • “Theo quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi sẽ chính thức áp dụng vào 1.7 tới đây, những tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể phải lĩnh mức án 20 năm tù, bị phạt tiền tới 1 tỉ đồng và bị cấm sản xuất, kinh doanh. Người chăn nuôi lợn sử dụng chất cấm có thể bị mất trắng vì đàn lợn sẽ bị tiêu huỷ khi phát hiện dùng chất cấm”- ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NNPTNT đã trao đổi như trên với PV Trang Trại Việt.
  • Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, người dân thích ăn thịt nạc, rau "đẹp mắt" nên các thương lái thúc nông dân sử dụng chất cấm, nếu không sẽ ép giá.
  • Chất cấm đã được ngăn chặn hiệu quả ở các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN), khi 100% mẫu thức ăn của các doanh nghiệp bị kiểm tra đột xuất và đều không phát hiện có chất cấm Salbutamol, cũng như chất tạo màu công nghiệp Auramine. Tuy nhiên, một số trang trại vẫn có hiện tượng sử dụng những loại chất cấm này...
  • Ngày 21.1 Bộ NNPTNT sẽ gửi Chỉ thị tới các tỉnh để tăng cường kiểm tra tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm sạch thời điểm trước và trong Tết Nguyên đán.
  • Nếu là những người chỉ biết chăn nuôi, không có kiến thức nên vô tình sử dụng đã đành nhưng cũng không ít trường hợp biết các chất tạo nạc nguy hiểm, gây ung thư mà vẫn cố tình sử dụng thì đúng là “giặc bẩn”.
  • "Về nguồn gốc chất cấm, chúng tôi còn biết được có cả tình trạng “xách tay” chất cấm từ Trung Quốc về Việt Nam chứ không chỉ có riêng các công ty dược được phép nhập khẩu chất này tuồn ra” - Ông Phạm Tiến Dũng (Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành - Thanh tra Bộ NNPTNT).
  • Ông Nguyễn Quyền Anh - chủ trang trại ở khu ven sông xã Dương Liễu, Hoài Đức (TP.Hà Nội) cho biết, chỉ vì tố cáo kẻ buôn bán, chất cấm mà nhiều người đã hiểu nhầm ông.