Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, bị phạt bao nhiêu tiền?

Bảo Yến (ghi) Thứ hai, ngày 03/06/2019 15:24 PM (GMT+7)
Chất cấm trong chăn nuôi được hiểu là các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và bị luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất. Theo Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư 01/2017/TT-BNNPTNN có trên 20 loại chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi như Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Dimetridazole, Metronidazole, Trenbolone…
Bình luận 0

Người tiêu dùng rất lo ngại về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (CN - NTTS). Tôi muốn biết những người vi phạm vấn đề này sẽ bị xử lý như thế nào?

Bạn đọc Bùi Thị Kiển (Bình Định)

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi, luật sư Phạm Quang Xá (ảnh) – Đoàn luật sư TP.Hà Nội trả lời như sau:

Chất cấm trong chăn nuôi được hiểu là các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và bị luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất. Theo Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư 01/2017/TT-BNNPTNN có trên 20 loại chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi như Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Dimetridazole, Metronidazole, Trenbolone…

Hành vi vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tuỳ theo mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

- Về xử phạt hành chính được quy định tại Nghị định 64/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong CN - NTTS mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

b) Phạt tiền từ 60 – 90 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản mà tổng giá trị các sản phẩm thức ăn vi phạm dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50 triệu đồng;

c) Phạt tiền từ 70 – 80 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong CN - NTTS đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự...

d) Phạt tiền từ 90 – 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản mà tổng giá trị các sản phẩm thức ăn vi phạm từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Ngoài ra, một số trường hợp cũng có thể bị đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (Khoản 2, Điều 14, Nghị định 64/2018/NĐ-CP) và buộc phải khắc phục hậu quả. Bao gồm: Tiêu huỷ chất cấm và thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm; buộc tiếp tục nuôi giữ vật nuôi, thủy sản đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm.

- Về trách nhiệm hình sự, tùy trường hợp và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý khác nhau theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự: Người vi phạm có thể bị phạt tù, tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

img

  Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bình Dương phát hiện đàn lợn có chất cấm Salbutamol. ảnh: TTXVN

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem