Sự thật về người đàn bà cứ nửa đêm ra ngã tư ngồi

Thứ tư, ngày 02/03/2016 09:41 AM (GMT+7)
Gần 1 tháng nay, cứ vào giữa đêm khuya, một người đàn bà có biểu hiện bất thường lại ra giữa ngã tư ngồi, khiến nhiều người đi đường động lòng trắc ẩn.
Bình luận 0

Tại giao cắt Trần Duy Hưng – Phạm Hùng (Hà Nội), người đi đường thường thấy người đàn bà trạc tuổi 50, cứ gần 12 giờ đêm lại khăn gói ra giữa ngã tư ngồi.

Nhiều người cho rằng người này bị điên vì có nhiều biểu hiện và hành tung bất thường.

img

Khoảng 23h30 đêm 26/2, chúng tôi có mặt tại ngã tư này (gần cổng Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình). Mặc dù trời đã về khuya, thời tiết lạnh, đường phố còn rất nhiều phương tiện đi lại.

img

Khoảng 30 phút sau, chúng tôi đã thấy một người phụ nữ đúng như miêu tả của người dân đã ngồi ngay chân cột đèn giao thông từ bao giờ.

Qua một thời gian theo dõi, chúng tôi khẳng định người đàn bà này có biểu hiện khá bất thường từ hành động đến ánh mắt.

img

Nếu không có người đi qua, người này mắt lúc nào cũng mở thao láo, đảo mắt liên tục ra xung quanh để quan sát và tìm kiếm một điều gì đó. Khi có người đi qua, bà lại nhắm mắt, lấy khăn miệng để không cho ai nhìn rõ mặt.

Sau khi cho tiền và mất nhiều thời gian làm quen, chúng tôi mới biết sự thật về người phụ nữ này mà nhiều ngày qua mọi người đồn thổi.

img

Người đàn bà này cho biết: “Tôi là Phạm Thị Sen, 50 tuổi, quê ở xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. Sau khi ăn Tết xong, tôi ra ngoài Hà Nội để xin việc, nhưng không biết làm gì ngoài biết trồng rau và hái rau thuê. Mùa này không có rau nên không có ai thuê, không có nhà cửa gì hết. Cho nên phải ra đây ngủ”.

img

"Lúc ra đây trên người không có đồng nào, nên nhà xe cho đi nhờ và xuống ở bến xe Mỹ Đình. Đây lần đầu tiên ra Hà Nội, không biết đường nào mà đi. Nên ban ngày phải chui rúc vào góc đường, hoặc trước Trung tâm Hội nghị Quốc gia, rồi họ lại đuổi, nên đến nửa đêm mới dám ra đây ngủ. Phải ba hôm nữa mới có người thuê", người đàn bà nói thêm.

Kể về hoàn cảnh của mình, bà cho biết: "Tôi có chồng nhưng đã bỏ nhau. Hiện gia đình có 4 mẹ con, mẹ chồng hơn 80 tuổi ở với nhau. Con trai lớn năm nay 23 tuổi, con gái thứ hai 19 tuổi , hai cháu này đi làm cà phê ở miền nam, còn cháu thứ 3 năm nay 13 tuổi học lớp 3".

img

Khi chúng tôi hỏi: "Tại sao con cô năm nay 13 tuổi mà mới học lớp 3". Sực nhớ ra điều gì đó bất thường, người đàn bà này nói: “Tôi không nhớ gì hết, không biết gì hết, đi đâu cũng quên, kể cả ở nhà” và cười nhạt.

Trả lời xong người đàn bà này không nói thêm bất cứ một câu gì nữa và mở túi lấy chăn ra khoác lên người ngồi co ro nhìn về phía xa. Người đàn bà này khẳng định: "Tôi không có bệnh gì, ra đây đi làm thôi, ở nhà có một sào ruộng. Tôi không biết chữ, biết giờ giấc nên không biết xuống đây từ khi nào".

img

Hành trang của người đàn bà này gồm: một đống túi đồ lỉnh kỉnh, từ gồm quần áo, võng và bát đũa để ở trong ba lô. Thậm chí cả củi khô để đêm lạnh đốt cho ấm.

Trả lời phóng viên tổ công an giao thông TP Hà Nội đang đứng gác gần ngã tư Trần Duy Hưng – Phạm Hùng cho biết: “Người đàn bà này có mặt ở đây gần 1 tháng rồi, không hiểu sao cứ vào khoảng nửa đêm lại mang chăn chiếu ra ngồi giữa nga tư để ngồi. Thường thì cứ ngồi chán rồi mang chăn ra đắp và ngủ”.

img

Một đồng chí công an cho biết thêm: “Mọi hoạt động của người phụ nữ này chúng tôi theo dõi hết. Tôi nghĩ cô này không chắc đã là người bình thường, vì người bình thường nếu không có chỗ ngủ thì họ sẽ tìm đến các gầm cầu, cống hay công viên hoặc chỗ nào đó kín gió hơn. Vả lại là người bình thường không ai lại cứ nửa đêm ra đây ngồi cả”.

img

Đối diện với ngã tư có một tổ công nhân đang thi công đường hầm cho chúng tôi biết: “Người đàn bà này xuất hiện ở đây lâu rồi, mà có cả một người đàn ông nữa. Ban ngày họ ngồi ở góc đường cao tốc Thăng Long, chiều sẩm tối họ ngồi ngay trước cổng Trung tâm hội nghị Quốc gia và đến nửa đêm lại di chuyển về ngã tư này ngồi”.

img

“Chúng tôi thấy rất nhiều người đi qua đây cho tiền, nhiều lúc tôi nghĩ là bị bệnh thật, nhưng nhiều lúc tôi lại nghĩ họ đang hành nghề xin tiền. Vì bây giờ tình trạng giả danh đi xin cũng nhiều” – một công nhân thông tin thêm.

Đức Tuỳ (Gia đình & Xã hội)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem