Sức hủy diệt của bom nhiệt hạch đầu tiên do Liên Xô sản xuất

Hồng Duy Thứ tư, ngày 13/11/2019 20:30 PM (GMT+7)
Ngày 12/8/1953, quân đội Liên bang Xô Viết kích nổ quả bom nguyên tử nhiệt hạch (H-bom) đầu tiên trên bãi thử nghiệm Semipalatinsk. Nó có sức tàn phá gấp nhiều lần các loại bom nguyên tử cùng thời.
Bình luận 0

Bom nhiệt hạch - hay còn được gọi là bom kinh khí, bom hydro hay bom H - là loại vũ khí hạt nhân tạo ra năng lượng khổng lồ từ quá trình tổng hợp hạt nhân (còn gọi là nhiệt hạch). Khi loại vũ khí này được kích hoạt, bức xạ nhiệt từ vụ nổ hạt nhân phân rã được dùng để nung nóng và nén mạnh phần đầu mang tritium, deuterium, hoặc liti, dẫn tới phản ứng nhiệt hạch, giải thoát năng lượng khổng lồ.

img

Bom nhiệt hạch.

Ra đời sau những thử nghiệm bom nguyên tử đầu tiên khoảng 7 năm, bom nhiệt hạch được coi là bước tiến lớn trong tham vọng sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ. Năm 1952, Mỹ thử nghiệm quả bom nhiệt hạch đầu tiên. Nó có sức công phá gấp 2.500 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Đúng một năm sau, Liên Xô cũng tiến hành thử nghiệm quả bom nhiệt hạch đầu tiên của mình, với sức công phá vô cùng khủng khiếp.

Trong lần thử nghiệm được coi là bước ngoặt của Liên Xô, hàng loạt thiết bị quan sát, đo đạc và mô hình đã được sắp đặt sẵn nhằm kiểm tra sức phá hủy của quả bom. Sau thử nghiệm, một khu vực rộng lớn tại bãi thử hạt nhân Semipalatinsk, thuộc lãnh thổ Kazakhstan đã trở nên hoang tàn. Những ngôi nhà, phương tiện quanh khu vực thử nghiệm bị thổi bay cho thấy sức tàn phá của quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Liên bang Xô viết.

Sức hủy diệt của bom nhiệt hạch đầu tiên do Liên Xô sản xuất:

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem