Sức mạnh không đoàn trên tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis

Minh Anh Chủ nhật, ngày 29/05/2016 13:00 PM (GMT+7)
Sức mạnh của cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ không chỉ đến từ các loại tàu chiến hiện đại, có khả năng phóng tên lửa đi hàng nghìn cây số mà còn nằm ở không đoàn hơn 70 chiến đấu cơ được triển khai trên boong tàu sân bay cũng như 6000 thủy thủ hỗ trợ.
Bình luận 0

Các chiến đấu cơ của Mỹ có thể triển khai tấn công từ khoảng cách xa hàng trăm km từ các tàu sân bay, khiến kẻ địch không thể nào biết được xuất phát điểm của những cuộc không kích. Sau Thế chiến II, các cụm tàu sân bay chiến đấu đã trở thành biểu tượng dễ nhận biết nhất của sức mạnh Mỹ trên biển.

img

Tàu sân bay John C. Stennis

Trang USNI mới đây đã có bài lý giải chi tiết về nhiệm vụ của từng loại máy bay trong không đoàn tàu sân bay số 9 (CVW-9), hoạt động trên tàu USS John C. Stennis. Mỹ có quy định chi tiết  về loại máy bay cho từng nhiệm vụ nhất định như tấn công trên không, trên bộ, gây nhiễu radar của quân địch, săn tàu ngầm hay hỗ trợ hậu cần.

Chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet

img

Trong hơn 70 máy bay có mặt trên tàu USS John C. Stennis, một nửa trong số này là tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet có khả năng tấn công máy bay và các mục tiêu trên mặt đất của đối phương và được coi là sức mạnh tấn công chủ yếu của cụm tàu sân bay này.

Super Hornet có 1 pháo 20 mm M61 Vulcan ở đầu. Ngoài ra, máy bay sử dụng được hầu hết các loại tên lửa không đối không, không đối đất và diệt hạm cùng nhiều loại bom khác nhau trong kho vũ khí của quân đội Mỹ.

Máy bay EA-18G Glowler

img

EA-18G là máy bay được phát triển dựa trên Super Hornet. Tuy nhiên nó lại làm một nhiệm vụ hoàn toàn khác biệt.

Chiếc máy bay này được trang bị các hệ thống dùng để gây nhiễu radar tầm xa và hộ tống gây nhiễu. EA-18G Growler có thể bay cùng với F/A-18 trong tất cả các giai đoạn của một nhiệm vụ tấn công. Ngoài ra, EA-18G cũng được trang bị một vài loại vũ khí cơ bản để tấn công mục tiêu khi cần thiết.

Máy bay cảnh báo sớm E-2

img

Grumman E-2 Hawkeye là một loại máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Nó được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ giám sát trên biển và trên đất liền nhằm cung cấp thông tin về các mối đe doạ cho các trung tâm chỉ huy và các đơn vị chiến đấu. 

Máy bay vận tải C-2

img

Grumman C-2 Greyhound là một loại máy bay vận tải cỡ nhỏ, được thiết kế để cung cấp nhu yếu phẩm và bưu phẩm cho các tàu sân bay của hải quân Mỹ. Chiếc máy bay này có thể mang được khối hàng hóa nặng 9 tấn, đủ chỗ cho 26 hành khách và bay với tốc độ tối đa 635 km/h.

Trực thăng MH-60 Sierra

img

Trực thăng MH-60 được thiết kế để vận hành trên các khinh hạm, khu trục hạm, tuần dương hạm và tàu sân bay. Nó có nhiệm vụ đầu tiên là vận tải, tìm kiếm và cứu nạn, tuy nhiên khả năng trang bị được nhiều loại vũ khí khiến nó cũng có thể tham gia các hoạt động chiến đấu khác nếu cần thiết.

Trực thăng MH-60R Romeo

img

Đây là một biến thể khác của dòng trực thăng MH-60 với nhiệm vụ chủ yếu là chiến đấu chống tàu mặt nước hoặc chống ngầm. MH-60, với khối lượng cất cánh tối đa 10,5 tấn, có thể hoạt động độc lập lẫn phối hợp tác chiến đối với các loại máy bay khác.  

Để có thể thực hiện nhiệm vụ săn ngầm, MH-60R được trang bị hệ thống thả phao âm để dò tàu ngầm, radar hồng ngoại (FLIR), radar đa chế độ, hệ thống định vị thủy âm (sonar).

Máy bay trực thăng này còn có thể mang được một loạt vũ khí, bao gồm các tên lửa GM-114 Hellfire, ngư lôi hạng nhẹ ATK mk50 hoặc mk46 và súng máy 7.62mm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem