Sức mạnh tập thể "Chung sức xây dựng nông thôn mới"

Song Anh Thứ sáu, ngày 16/09/2022 06:30 AM (GMT+7)
Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới TP.HCM, từ hơn 10 năm nay, các đơn vị thành phần kinh tế - xã hội và người dân đã đóng góp rất nhiều cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ sức mạnh tập thể này đã góp phần thành công cho chương trình.
Bình luận 0

Sức mạnh tập thể "Chung sức xây dựng nông thôn mới"

Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới TP.HCM, năm 2022, 19 quận, 11 Tổng Công ty, 14 Đảng ủy cấp trên cơ sở và 04 Đảng ủy lực lượng (tổng cộng 48 đơn vị), đã đã thỏa thuận ký kết hỗ trợ 5 huyện xây dựng nông thôn mới hơn 81,2 tỷ đồng, theo Thông báo số 316-TB/TU ngày 07 tháng 12 năm 2016 về tiếp tục thực hiện chủ trương hỗ trợ cho các xã xây dựng nông thôn mới.

Sức mạnh tập thể "Chung sức xây dựng nông thôn mới" - Ảnh 1.

Một tuyến đường trên địa bàn xã Long Hòa, huyện Cần Giờ được tráng nhựa phẳng lì , có sự đóng góp của các thành phần kinh tế - XH theo chương trình "Chung sức xây dựng. nông thôn mới". Ảnh: Trần Đáng

Các đơn vị này thực hiện hỗ trợ các huyện nông thôn mới các hoạt động về an sinh xã hội, sản xuất, hoạt động văn hóa, hỗ trợ vật tư làm đường giao thông đối với các tuyến đường có quy mô nhỏ hơn 500m. Đến nay, các huyện đã tiếp nhận kinh phí hỗ trợ là 41,151 tỷ đồng.

Ngoài 48 đơn vị ký kết thỏa thuận trên, các đơn vị khác như: Hội, đoàn thể, cá nhân, doanh nghiệp, mạnh thường quân, ngân hàng, Giáo hội phật giáo, Cục kỹ thuật quân khu, các viện trường, tập đoàn viễn thông… đã hỗ trợ 5 huyện xây dựng nông thôn mới hơn 317,879 tỷ đồng. 

Giai đoạn 2021 - 2025, Văn phòng điều phối Nông thôn mới TP.HCM đề xuất bổ sung thêm 18 đơn vị tham gia thỏa thuận ký kết hỗ trợ chung sức xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là các đơn vị: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Liên minh Hợp tác xã TP.HCM, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu Chiến binh, Liên Đoàn lao động, Thành Đoàn Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TP.HCM, Liên hiệp HTX Thương mại và Câu lạc bộ Bất động sản Thành phố.

Các hoạt động hỗ trợ của các thành phần kinh tế - xã hội rất đa dạng. Cụ thể các đơn vị hỗ trợ huyện Củ Chi xây nhà tình thương, tặng quà, phụng dưỡng 456 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân, khám chữa bệnh cho người nghèo, nạo vét các tuyến kênh, trồng cây xanh và nhiều hình thức hỗ trợ khác... hơn 70 tỷ đồng. Hay hỗ trợ huyện Hóc Môn vật tư thực hiện bê tông hóa 675 tuyến đường nông thôn, tặng quà cho hộ nghèo, hỗ trợ công cụ sản xuất, học bổng, camera an ninh, chăm lo Mẹ Việt nam Anh hùng... hơn 108,5 tỷ đồng. 

Huyện Bình Chánh từ 2010 - 2020, các xã đã tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện bê tông hóa 622 hẻm, chiều dài hơn 140km với tổng kinh phí hơn 42 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2020: thực hiện bê tông hóa 339 hẻm, chiều dài 80,536 km với tổng kinh phí gần 110 tỷ đồng; vận động vốn lắp đặt camera an ninh, mua bảo hiểm y tế, trang bị thùng rác, phát triển sản xuất, trồng cây xanh...với tổng kinh phí 211,5 triệu đồng.

Sức mạnh tập thể "Chung sức xây dựng nông thôn mới" - Ảnh 3.

Người dân và các hội đoàn thể tham gia quét dọn vệ sinh đường phố ở Cần Giờ. Ảnh: Nguyên Vỹ

Huyện Nhà Bè, thông qua Quỹ Vì người nghèo đã hỗ trợ nhà tình thương (399 căn với kinh phí 15,495 tỷ), chăm lo 8.384 suất học bổng (10,122 tỷ đồng), chăm lo quà nhân dịp tết (64.526 suất: 25,081 tỷ), hỗ trợ dụng cụ sinh kế: xe nước mía, máy may, xe bánh mì...

Huyện Cần Giờ đã vận động các thành phần kinh tế - xã hội hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, gia cố bờ kè, học bổng, hoạt động xã hội, sinh kết, xe đạp, dụng cụ thể thao, thùng rác, bồn chứa nước, sách giáo khoa... trong 10 năm qua được gần 62 tỷ đồng.

Sức mạnh nhân dân

Ngoài các đơn vị, thành phần kinh tế - xã hội, "sức mạnh" của người dân tham gia chương trình Chung sức xây dựng nông thôn mới cũng vô cùng to lớn. 

Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới TP.HCM, từ khi thực hiện chương trình, hơn 11 năm qua, qua phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới" tại 5 huyện ngoại thành, đến nay TP đã huy động được 33.848 hộ dân hiến đất, vật kiến trúc làm đường, với diện tích 3.169.978 m2, ước kinh phí gần 2.320 tỷ đồng. Huy động cộng đồng cùng chung sức xây dựng 2.290 tuyến hẻm, tổng chiều dài 339,1km với tổng kinh phí hơn 901 tỷ đồng.

Sức mạnh tập thể "Chung sức xây dựng nông thôn mới" - Ảnh 4.

Nhờ phần đất hiến của ông Lê Văn Ca, ấp 4, xã Tân Nhựt, Bình Chánh tuyến đường đất đã được mở rộng và bê tông hóa. Ảnh Trần Đáng

Tại tại Hội nghị tổng kết thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm trên địa bàn TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã rất xúc động khi chia sẻ: "Bà con không giàu, thậm chí còn nghèo, nhưng chấp nhận hiến đất, dù đất hương hỏa để mở hẻm, làm đường chung tay phát triển quê hương, nông thôn mới".

Việc hiến đất mở rộng hẻm không chỉ cải thiện đời sống, sinh kế người dân, thúc đẩy sự phát triển của TP mà đây còn là nét đặc trưng văn hóa của con người Sài Gòn. "Đất Sài Gòn được ví như đất kim cương nhưng vì cộng đồng, vì cái chung, vì sự phát triển của TP, người dân sẵn sàng hy sinh lợi ích. Việc này càng khẳng định hơn văn hóa tốt đẹp của người Sài Gòn. Chính truyền thống này là động lực cho sự phát triển của TP", ông Mãi khẳng định.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem