Súng chống tăng B41: “Đại bác” vác vai của Việt Nam

Thứ năm, ngày 15/08/2019 16:34 PM (GMT+7)
Được phát triển và chế tạo ở Liên Xô thế nhưng “đại bác” vác vai RGP-7 còn được gọi là B41 lại sớm thành danh ở Việt Nam, cũng như gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân.
Bình luận 0

img

Là một trong những loại súng chống tăng không giật cá nhân xuất hiện trong cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cũng như hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới sau đó, súng chống tăng RPG-7 của Liên Xô hay còn gọi là B41 được coi là một trong những thứ vũ khí chống tăng nguy hiểm bậc nhất của bộ đội Việt Nam trên chiến trường. Nguồn ảnh: TTXVN.

img

Và trong cuộc Chiến tranh Biên giới 1979, súng chống tăng B41 là một trong những vũ khí đặc biệt hiểu quả giúp quân và dân ta bẻ gãy các cuộc tấn công của xe tăng Trung Quốc trên khắc các mặt trận. Và cũng trong cuộc chiến này đã có hơn 200 trong tổng số 550 xe tăng Trung Quốc tham chiến bị các loại vũ khí chống tăng của ta loại khỏi vòng chiến. Nguồn ảnh: TTXVN.

img

Ở thời điểm hiện tại, B41 vẫn là một trong những vũ khí tiêu chuẩn của bộ binh Việt Nam ngay từ cấp tiểu đội và là hỏa lực chính để chống lại các mục tiêu cơ giới cũng như cả bộ binh của đối phương. Chính vì vậy, trong những năm qua Quân đội Nhân dân Việt Nam mà cụ thể hơn là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã không ngừng hoàn thiện cũng như nâng cấp loại vũ khí đặc biệt sau nhiều năm sử dụng. Nguồn ảnh: QĐND.

img

Theo đó bên cạnh việc có thể tự sản xuất được ống phóng cũng như các loại đạn của B41 dựa trên công nghệ có sẵn sàng trong nước, Việt Nam còn tiến hành cải tiến loại vũ khí này cho phép nó sở hữu khả năng tấn công trong đêm tối với việc tích hợp thêm kính ngắm đêm do Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự chế tạo. Nguồn ảnh: QĐND.

img

Như vậy có thể thấy sau nhiều nhiều năm phục vụ, vai trò của B41 đối với bộ binh Việt Nam gần như không thể thay thế, khi nó sở hữu nhiều ưu điểm mà không phải loại súng hay tên lửa chống tăng nào cũng có như: đáng tin cậy, chi phí thấp, dễ sử dụng và có thể hạ gục mọi loại xe tăng. Nguồn ảnh: QĐND.

img

Về cấu tạo B41 chỉ là một “ống sắt” có đường kính trong 40mm, cỡ đạn to hơn cỡ nòng, đạn chỉ nhồi chuôi vào nòng súng. Giữa thân súng phình to ra thành một buồng rộng, đây là buồng đốt, chứa liều phóng, Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí và tuyến sau. Nguồn ảnh: QĐND.

img

Súng dài 953 mm khi không đạn và 1,340 mét với đạn tiêu chuẩn PG-7. Trọng lượng của B41 khi không có đạn nặng 7,9 kg và đạn PG-7 nặng 2,25 kg. Nếu so sánh với các mẫu súng chống tăng hiện trọng lượng chiến đấu lên đến 10kg và dài tới 1.3m của B41 có phần hơi cồng kềnh, nhưng bù lại nó có thể hoạt động bền bỉ và liên tục trong mọi điều kiện chiến trường. Nguồn ảnh: QĐND.

img

Điểm yếu lớn nhất của B41 so với các mẫu vũ khí chống tăng hiện đại chính là tầm bắn hạn chế của nó, với tầm bắn hiệu quả chỉ 330m và tối đa là 700m. Với khoảng cách này xạ thủ B41 phải di chuyển tới thật gần mục tiêu để khai hỏa nếu muốn đảm bảo tỉ lệ thành công cho đòn tấn công của mình, bản thân các mẫu xe tăng hiện đại cũng trở khó tấn công hơn từ cự ly quá xa. Nguồn ảnh: QĐND.

img

Và để chống lại các dòng xe tăng hiện đại có trang bị ERA, B41 cũng được tăng cường sức mạnh với các phiên bản đạn chống tăng hạng nặng 105mm tăng sức xuyên, nhưng bù lại tầm bắn hiệu quả tụt xuống do đạn nặng hơn. Điển hình có thể kể tới đạn xuyên phá mang theo hai đầu nổ PG-7VR với tầm bắn hiệu quả chỉ khoảng 200m. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Trong ảnh là một khẩu B41 do Việt Nam chế tạo, với thiết kế không khác mấy so với nguyên bản của Liên Xô. Tuy nhiên, súng cũng sở hữu một số cải tiến nhỏ để phù hợp hơn với yêu cầu trong nước. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Với những bước tiến của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước hiện nay, hy vọng trong tương lai gần chúng ta có thể cho ra đời các phiên bản cải tiến mới của B41, sử dụng các công nghệ và vật liệu tiên tiến giúp cải thiện và nâng cấp sức chiến đấu của loại vũ khí chống tăng đặc biệt này. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Trong ảnh là một số mẫu vũ khí chống tăng được giới thiệu tại Hội nghị Sơ kết 5 năm (2013-2018) thực hiện Nghị quyết 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương. Trong đó có thể thấy chúng ta đã chế tạo được tất cả các loại đạn giành cho B41 từ đạn chống tăng thông thường PG-7, PG-7VL, PG-7VR, OG-7V (đạn phân mảnh), cho đến TBG-7V (đạn nhiệt áp). Nguồn ảnh: QĐND.

Ánh Dương (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem