Lọ thuốc này được dùng để điều trị cho ông nội bé, thường được người nhà để ở tủ thuốc. Do tưởng nhầm là kẹo, bé đã lấy ăn.
BS Ngô Anh Vinh, người trực tiếp điều trị cho biết, ngày 20.7, bé nhập viện trong tình trạng hết sức nguy kịch- lơ mơ, gọi hỏi không biết, mắt nhìn ngược, cổ cứng, run và cứng hai tay. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành rửa dạ dày và thực hiện các biện pháp chống độc đặc biệt. Hiện bé đã tỉnh táo và chuẩn bị xuất viện.
Theo các chuyên gia dược học, uống nhầm thuốc điều trị tâm thần phân liệt ở liều cao có thể gây tử vong. Nhưng ngay cả khi uống đúng bệnh nhưng không đúng hướng dẫn cũng nguy hiểm tới tính mạng. Loại thuốc này được coi là nguy hiểm vì thường dùng để điều trị ngoại trú cho bệnh nhân và khi để ở nhà thường dễ lẫn với các loại thuốc khác.
Khi uống nhầm hoặc uống không đúng liều có thể gặp tai biến là hội chứng an thần kinh ác tính. Biểu hiện của tai biến này là bệnh nhân bị cứng cơ, loạn trương lực cơ, mất vận động, không nói, mù mờ về ý thức, kích động; sốt cao, đổ nhiều mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tăng. Đặc biệt, về biểu hiện cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ bị tăng bạch cầu, tăng enzym gan, tăng creatininphosphokinase (CPK), có myoglobin trong máu nước tiểu, có thể kèm suy thận…
Bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm khi uống thuốc liều cao (uống gộp thuốc 2-3 liều 1 lúc do quên), uống cùng với một loại thuốc ức chế thần kinh trung ương khác hoặc phối hợp nhiều loại thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Bởi vậy, người bệnh cần hiểu và tuân thủ tuyệt đối liều chỉ định, tuyệt đối không uống gộp liều các lần trong ngày hay uống bù (do quên dùng liều lần trước, ngày trước). Đặc biệt, khi đang dùng thuốc an thần không được dùng rượu. Người nhà cũng nên để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em; có ghi chú rõ ràng về thuốc và giúp người bệnh uống đúng liều chỉ định
Vui lòng nhập nội dung bình luận.