Ngoài thời gian ở cảng, bình thường tàu ngầm sẽ không tùy tiện nổi lên mặt nước. Các tàu ngầm sử dụng hệ thống AIP lại càng có tính năng ẩn nấp tốt hơn các tàu ngầm không có hệ thống này. Hoặc như tàu ngầm động cơ hạt nhân thì thời gian hoạt động liên tục của nó lại càng mạnh hơn nữa cho nên khả năng lặn để ẩn nấp của nó cũng mạnh hơn. Do vậy, tàu ngầm hạt nhân đã trở thành một trong những phương hướng phát triển chủ lưu trong công nghệ tàu ngầm.
Để tránh sự theo dõi của các thiết bị săn ngầm, tàu ngầm cần lặn xuống một độ sâu nhất định. Do đó năng lực lặn sâu của tàu ngầm cũng là một tiêu chí quan trọng trong sự phát triển tàu ngầm. Cho đến hiện nay, tàu ngầm lặn sâu nhất phải kể đến tàu ngầm hạt nhân lớp M của Nga. Nó có thể chịu được áp suất nước ở độ sâu 1000m. Con tàu ngầm hạt nhân lớp M duy nhất được chế tạo có phiên hiệu là K-278 và từng tạo kỷ lục lặn sâu 1020m.
Để tàu ngầm có thể lặn sâu đến mức đó, chi phí phải bỏ ra rất lớn. Để thích ứng với các yêu cầu của vùng biển sâu, thân tàu phải sử dụng các vật liệu hợp kim đắt tiền như 48-T để chịu được áp suất lớn. Ngoài ra tàu còn phải thiết kế 2 lớp vỏ và việc này cũng tiêu tốn thêm không ít tiền. Có thể do vấn đề chi phí quá đắt đỏ nên chỉ có duy nhất một tàu ngầm loại này ra đời.
Nước Mỹ cũng nghiên cứu chế tạo một tàu ngầm lớp Sea Wolf có thể lặn sâu hơn 600m. Con tàu này không những có thể lặn sâu mà còn trang bị rất tiên tiến, đương thời được xem là tàu ngầm hạt nhân tấn công mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên tàu ngầm này cũng chỉ chế tạo đến chiếc thứ 3 là ngừng vì quân đội Mỹ phát hiện ra rằng việc những tàu này có thể lặn rất sâu cũng không có mấy tác dụng. Chỉ để đạt được tác dụng này mà chi phí đóng một tàu ngầm như vậy đã lên tới 3 tỷ USD. Sự đắt đỏ của nó khiến cho ngay cả quân đội nhà giàu như Mỹ cũng xót.
Sau đó, Nga lại chế tạo không ít tàu ngầm nhưng chỉ có 2 chiếc là có thể lặn xuống độ sâu gần 600m, còn các tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược lớp Borey cũng chỉ lặn sâu khoảng 450m. Còn tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược lớp Ohio của Mỹ cũng chỉ lặn sâu khoảng 240m. Từ đó có thể thấy các nước đã không còn cố tìm cách cho tàu ngầm của mình lặn sâu hơn.
Trong cùng điều kiện, việc lặn sâu hơn tất nhiên có những tác dụng nhất định nhưng cũng không nên đơn thuần cường điệu công nghệ lặn sâu. Bởi vì mức độ lặn càng sâu thì chi phí càng cao, mà chi phí tăng cao nhưng hiệu quả lại mang đến lại không rõ ràng.
Trên thực tế, công nghệ về độ yên tĩnh đã đủ để giúp ẩn nấp hữu hiệu. Mặt khác hiện nay tàu ngầm hạt nhân đều cần phải phóng tên lửa, nếu lặn quá sâu thì không có lợi cho việc phóng cho nên yếu tố lặn sâu đã không còn quá quan trọng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.