Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô?

Thứ năm, ngày 02/03/2023 08:30 AM (GMT+7)
Hệ thống S-200 do Liên Xô phát triển, là hệ thống phòng không có tầm bắn tầm xa nhất thời Chiến tranh Lạnh, có khả năng phòng thủ cả tên lửa đạn đạo.
Bình luận 0
Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 1.

Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-200 đóng vai trò trung tâm trong lực lượng phòng không của Liên Xô trong phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh và bắt đầu được xuất khẩu trên khắp thế giới từ năm 1982. Hiện nay một số quốc gia tiếp tục sử dụng hệ thống này.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 2.

Các quốc gia sử dụng chính S-200 hiện nay bao gồm Triều Tiên, Syria, Iran, Ba Lan và Bulgaria và đều mua các hệ thống tên lửa này trong những năm 1980 và đầu thập niên 1990; trong khi đó Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan đã kế thừa chúng sau khi Liên Xô sụp đổ.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 3.

S-200 được thiết kế để có thể bảo vệ các mục tiêu có giá trị cao trước tất cả các loại hình tấn công trên không; đây là hệ thống tên lửa có tính năng cao hơn, tầm bắn xa hơn so với hệ thống phòng không S-75, được sử dụng rộng rãi trong quân đội Liên Xô từ năm 1957.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 4.

Hệ thống S-200 đầu tiên được đưa vào biên chế trong lực lượng phòng không Liên Xô năm 1966; 18 trận địa S-200 và hơn 342 bệ phóng đã được triển khai rất nhanh vào cuối năm 1966 và đến năm 1969 đã lên tới 60 trận địa. Việc triển khai đạt đỉnh là 130 trận địa và 2.030 bệ phóng vào đầu những năm 1980.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 5.

Tên lửa S-200 sử dụng phương pháp dẫn đường chiếu xạ vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay; ở pha cuối, tên lửa dùng radar bán chủ động của mình, để dẫn đến mục tiêu và kích nổ đầu đạn phân mảnh nặng 217kg, hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 25 kiloton (đầu đạn hạt nhân chỉ có thể được kích hoạt bằng tín hiệu lệnh).

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 6.

Tên lửa S-200 dùng hệ thống dẫn đường dùng radar bán tự động ở pha cuối, đây là lần đầu tiên Liên Xô dùng hệ thống dẫn đường kiểu như vậy, cho mức chính xác cao hơn nhiều ở tầm xa so với kiểu dẫn đường chỉ huy, sử dụng trên S-75 Dvina và các loại tên lửa khác.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 7.

Sự khác biệt về hiệu suất giữa những tên lửa S-200 được sản xuất vào những năm 1980 và các biến thể ban đầu của những năm 1960 cũng là rất lớn, với biến thể S-200D sản xuất vào thập niên 1980 có tầm bắn 300km so với 175km của phiên bản S-200A ban đầu.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 8.

Các biến thể S-200 sau này, có trần bay cao hơn lên đến 40km, linh hoạt hơn với khả năng chống tên lửa đạn đạo vượt trội và có xác suất bắn trúng mục tiêu cao hơn nhiều. S-200D có thể tấn công các mục tiêu bay ở tốc độ siêu âm lên đến Mach 6, so với tốc độ chỉ Mach 4 của các biến thể cũ hơn.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 9.

Radar của hệ thống S-200 có phạm vi phát hiện mục tiêu lên đến 600 km và khả năng tìm kiếm mục tiêu trong không gian ở độ cao trên 45.000 mét; cả hai khả năng đều lý tưởng cho việc phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 10.

Mỗi tiểu đoàn S-200 sử dụng 6 bệ phóng tên lửa ray đơn và một radar điều khiển hỏa lực; và hệ thống này được thiết kế để chống lại tên lửa đạn đạo cũng như các máy bay có kích thước lớn hơn như máy bay ném bom.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 11.

Tuy nhiên hệ thống này cũng có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu, ngay cả ở tầm xa hơn. Chính S-200 của lực lượng phòng không Syria, đã bắn rơi máy bay phản lực A-4 của Hải quân Mỹ và F-16 của Không quân Israel.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 12.

Mặc dù có tầm bắn mà chưa đối thủ phương Tây nào sánh kịp và chỉ bị loại tên lửa 40N6E chuyên dụng, được sử dụng với số lượng ít bởi các hệ thống S-300V4 và S-400 của Nga sau này, nhưng S-200 vẫn bị một điểm yếu đáng kể duy nhất dẫn, đến việc phải loại khỏi biên chế chiến đấu sớm.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 13.

Lý do chính đó là S-200 thiếu tính cơ động và chỉ triển khai từ các trận địa cố định, trái ngược với hệ thống phòng không S-300 và S-400 về sau này, được trang bị tên lửa phóng thẳng đứng nhỏ gọn hơn và có thể di chuyển liên tục. Thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại tính bằng phút.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 14.

Các vị trí trận địa của hệ thống phòng không S-200 có thể được xác định bằng ảnh vệ tinh ngay từ trong thời bình và trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, nó là mục tiêu tập trung đánh phá và dễ dàng vô hiệu hóa bằng các loại tên lửa hành trình.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 15.

Hiện nay S-200 đã bị hạn chế sử dụng và các lực lượng phòng không khác đã trang bị những hệ thống phòng không mới hiện đại hơn; đặc biệt là thay thế bằng các phiên bản S-300 từ đầu thập niên 1990.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 16.

Mặc dù đã biên chế hệ thống phòng không S-300, cũng như các hệ thống tương tự như Khordad 15 được phát triển trong nước, Iran vẫn là quốc gia sử dụng nhiều hệ thống S-200 và họ đã đầu tư rất nhiều vào việc nâng cấp hệ thống; đồng thời trang bị các bệ phóng di động cho hệ thống này.

Tại sao NATO lại sợ hãi hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô? - Ảnh 17.

S-200 vẫn giữ được một số tính năng trong việc phòng thủ đối với tên lửa đạn đạo và đặc biệt là mục tiêu máy bay trinh sát, bay ở độ cao lớn, và dự kiến sẽ tiếp tục được Iran triển khai thêm 10 năm nữa, trước khi được thay thế bằng những loại tên lửa phòng không khác hiện đại hơn.

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem