Tại sao phải làm lễ cúng "tống tiễn Thần Nghèo"?

Thứ sáu, ngày 16/02/2024 16:32 PM (GMT+7)
Ngoài giã Tết thì gia chủ cũng cần thực hiện dọn dẹp nhà cửa, thực hiện lễ cúng để tống tiễn cái nghèo ra khỏi nhà mình.
Bình luận 0

Ra Tết, nhiều gia đình thường chỉ nhớ ngày Thần Tài là ngày 10 tháng Giêng (tức ngày 10/1 âm lịch) hàng năm và rằm mà quên tống tiễn Thần Nghèo.

Theo truyền thuyết Trung Hoa thì thần nghèo là con một vị vua tên Chuyên Húc hoặc vợ Khương Tử Nha. Thuyết thứ nhất kể Thần Nghèo là con vị vua Chuyên Húc. Tuy là xuất thân con vua thời cổ đại nhưng cậu bé này yếu ớt, toàn mặc đồ rách rưới, cho thứ gì cũng xé hoặc đốt rồi mới mặc. Thế nên dân gian gọi cậu bé là Cùng Tử. Sau đó Cùng Tử chết thành ma nghèo nên ai cũng sợ bị ma nghèo ám lấy. Sau đó dân gian có tục cúng tiễn ma nghèo.

Thuyết liên quan tới Khương Tử Nha thì lại kể về thần nghèo rằng đó là vợ Khương Tử Nha. Ông vốn là người nghèo nên bị vợ bỏ. Sau này khi gặp thời ông thực hiện được mộng quan trường được phong thần. Vợ cũ tới xin ấn thì Khương Tử Nha ban chức "Cùng thần" tức thần nghèo, đi bất cứ đâu ngoại trừ nơi được ban phúc. Thế nên sau đó dân gian để tránh thần cùng thần nghèo đã dán chữ Phúc trước cửa.

Tại sao phải làm lễ cúng "tống tiễn Thần Nghèo"?- Ảnh 1.

Ra Tết đừng quên lễ cúng "tống tiễn Thần Nghèo".

Ở đời ai cũng mong giàu sang, mong Thần Tài tới nhà và không bị va phải Thần Nghèo. Thế nên ngoài việc cúng để mời goi Thần Tài thì cũng có những hoạt động tâm linh để xua đuổi tống tiễn Thần Nghèo nhằm giúp gia đình tránh gặp xui xẻo.

Văn hóa dân gian có những việc cúng thần nghèo như:

- Dán chữ Phúc trước cửa nhà để chặn Thần Nghèo không vào được nhà mình

- Treo giẻ lên cửa để ngăn thần xui xẻo không vào được nhà mình

- Ngày 6 tháng Giêng, sau 5 ngày đón Tết nguyên đán, thì cũng là ngày mọi người bắt đầu trở lại làm việc. Ngày 6 là ngày tổng vệ sinh và cũng là ngày tống tiễn cái nghèo, cúng tế ma nghèo tránh xa mình.

- Một số nơi thì lại tống tiễn thần nghèo bằng việc quét sạch bụi bẩn trong nhà rồi ném xuống nước, loại bỏ vận xui vào ngày 29 tháng Giêng âm lịch.

- Một số nơi thì treo một dải đỏ lên khung cửa và buộc những sợi vải đỏ khác trên cổng hoặc tay nắm cửa để tiễn Thần Nghèo.

Tại sao phải làm lễ cúng "tống tiễn Thần Nghèo"?- Ảnh 2.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam việc tống tiễn Thần Nghèo không nổi bật, mà chủ yếu thờ cúng Thần Tài. Tuy nhiên khi mời gọi Thần Tài thì bạn cũng cần phải tránh những nguy cơ gây nghèo, cũng giống như việc chúng ta phải song song bồi bổ sức khỏe với việc bảo vệ cơ thể tránh xa nguồn vi khuẩn virus lây bệnh.

Do đó để tránh Thần Nghèo thì hãy nhớ học hỏi, khai mở trí tuệ, tống tiễn những thứ cùng: tâm cùn (suy nghĩ xấu tiêu cực, trí cùng (trí tuệ nghèo nàn), học cùng (học dốt), văn cùng (văn kém), mệnh cùng (mệnh xấu) và giao cùng (giao tiếp kém). Khi nâng cao được những điều đó cũng chính là cách mà chúng ta bồi dưỡng thêm tài vận cho bản thân mình. Có sự hỗ trợ của Thần Tài đi kèm với việc tự tránh xa được Thần Nghèo, tiễn những cái "cùng" trong bản thân mình thì chắc chắn tài vận sẽ hanh thông.

* Thông tin mang tính tham khảo

PV (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem