Tại sao S-400 chưa bao giờ khai hỏa ở Syria?

Thứ bảy, ngày 02/06/2018 16:30 PM (GMT+7)
Chuyên gia lý giải nguyên nhân S-400 của Nga đứng nhìn quân đội Syria hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ và đồng minh.
Bình luận 0

Từ năm 2011 cuộc nội chiến ở Syria bắt đầu nhưng các cuộc xung đột chủ yếu diễn ra trên mặt đất. Tuy nhiên kể từ khi có tham gia của Nga và Mỹ cùng các nước đồng minh cho đến nay thường xuyên diễn ra các cuộc tấn công từ trên không, đặc biệt là ở chiến trường phía tây nam Syria.

img

Hệ thống phòng không S-400 của Nga không đánh chặn các cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh khiến khả năng của chúng bị nghi ngờ.

Các hệ thống tên lửa phòng không trở thành loại vũ khí chiến lược đối với quân đội Syria và là đề tài tranh luận của truyền thông thế giới. Các cuộc tấn công bằng tên lửa thông minh của Mỹ hoặc các cuộc tấn công bằng tên lửa của không quân Israel và các cuộc tấn công khác đều trở thành đề tài nóng.

Nếu các cuộc tấn công trước hệ thống phòng không Syria hoạt động hiệu quả và không bị tổn thất gì, thì gần đây nhất các cuộc tấn công của Israel đã phá hủy một tổ hợp pháo phòng không “Pantsir- S1” và một trạm radar trong thành phần của hệ thống phòng không S-200.

Đồng minh của Nga – lực lượng có hệ thống phòng không S-400 được coi là hiện đại nhất hiện nay nhưng không khai hỏa. Một lần nữa S-400 trở thành đề tài nóng trên các phương tiện truyền thông.

Có rất nhiều nguồn tin đặt vấn đề hệ thống S-400 đang nằm ở đâu? Tại sao hệ thống này của Nga không đáp trả? Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, mục tiêu hoàn toàn nằm trong bán kính tiêu diệt của hệ thống S-400 nhưng tại sao nó không khai hỏa?

Bất chấp những câu hỏi nghi ngờ về khả năng của hệ thống S-400 nhưng nó vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.

Tại sao S-400 không khai hỏa?

Thứ nhất, S-400 được triển khai ở Hmeymim có nhiệm vụ bảo vệ quân đội Nga và các cơ sở hạ tầng cũng như vũ khí trang bị ở căn cứ này. Và thực tế các cuộc tấn công của đối phương không nhằm vào khu vực này. Trong trường hợp S-400 phát hiện nhưng chúng không khai hỏa vì liên quan đến vấn đề chính trị.

Thứ hai, thực tế loại tên lửa phòng không điều khiển với tầm bắn 400 km trang bị cho hệ thống này thực tế vẫn chưa được triển khai ở Syria. Hiện tại ở căn cứ này chỉ có loại tên lửa 48N6 có bán kính hoạt động 150 km. Do đó khả năng tiêu diệt mục tiêu của S-400 bị hạn chế.

Thứ ba, loại tên lửa 48N6 hoặc thậm chí 40N6 cũng khó có thể bắn trúng mục tiêu ở phía tây nam Syria bởi vì hầu hết chúng là các loại tên lửa có kích thước nhỏ và ở độ cao cực thấp so với các tính năng hoạt động của S-400. Để tiêu diệt các mục tiêu này S-400 phải kết hợp với các hệ thống phòng thủ khác. Cần nhớ lại rằng, đối với các tên lửa có quỹ đạo thay đổi và bay thấp việc các hệ thông radar phát hiện cũng như theo dõi rất khó khăn.

Mặc dù thực tế cho thấy phòng không Syria đã hoạt động rất hiệu quả khi đánh chặn phần lớn các tên lửa tấn công của đối phương. Tuy nhiên đánh chặn tất cả dường như là không thể và không phải loại tên lửa nào cũng dễ dàng đánh chặn. Trong trường hợp này S-400 cũng như các hệ thống khác. Tuy nhiên thay vào đó các hệ thống phòng không cần phát hiện các phương tiện mang theo chúng và tiêu diệt chúng trước khi chúng khai hỏa.

Rõ ràng tiêu diệt một máy bay mang tên lửa sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với tiêu diệt tên lửa. Thực tế cho thấy tính từ năm 2018, phòng không Syria đã tiêu diệt thành công máy bay tiêm kích F-16I hôm 10/2. Đây là phiên bải cải tiến mới nhất của Không quân Mỹ.

Minh Tú (Báo Đất Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem