Tại sao Văn Miếu Quốc Tử Giám từng bị Pháp gọi là Chùa Quạ và bỏ hoang phế thời gian dài?

Hà Tùng Long Thứ sáu, ngày 10/02/2023 07:00 AM (GMT+7)
Văn Miếu từng được người Pháp gọi là Chùa Quạ vì mức độ hoang phế và chính Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO) đã hồi sinh di tích này.
Bình luận 0

Trong giai đoạn 1898-1954, Di tích Văn Miếu và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO) có mối liên hệ chặt chẽ trong việc bảo vệ, tu bổ thường xuyên khu di tích, phục hồi chức năng thờ tự và luôn duy trì được vai trò quan trọng của địa điểm này đối với cảnh quan của Hà Nội. 

Tại sao Văn Miếu Quốc Tử Giám từng bị Pháp gọi là Chùa Quạ và bỏ hoang phế thời gian dài? - Ảnh 1.

Từ trên cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhìn ra hồ Văn, Hà Nội thập niên 1920. Ảnh tư liệu.

Sự hồi sinh của khu di tích là một câu chuyện rất thú vị được thể hiện thông qua cuộc triển lãm "Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954" sẽ diễn ra vào 14/2 tới đây. Đây là sự kiện chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp (1973-2023).

Kể từ khi được thành lập vào năm 1902 tại Hà Nội, khi đó là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, EFEO đã đặt cho mình nhiệm vụ thăm dò khảo cổ học, thu thập các bản thảo, bảo tồn các di tích, nghiên cứu về các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ và lịch sử của các nền văn minh châu Á từ Ấn Độ đến Nhật Bản.

Tại sao Văn Miếu Quốc Tử Giám từng bị Pháp gọi là Chùa Quạ và bỏ hoang phế thời gian dài? - Ảnh 2.

Văn Miếu Môn - cổng chính của Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm 1920. Trên gác của Văn Miếu Môn lúc này có bia đá khắc hai bài thơ của vua Khải Định, nay không còn nữa. Ảnh tư liệu.

Văn Miếu được EFEO xếp hạng di tích lịch sử, là một trong những di sản đầu tiên của Hà Nội

Văn Miếu khi ấy chỉ được người Pháp gọi là Chùa Quạ vì mức độ hoang phế, nhưng đối với với EFEO lại là một di tích quan trọng. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương lúc bấy giờ, các công việc trùng tu, duy tu, bảo tồn và bảo vệ khu di tích được thực hiện. Văn Miếu được EFEO xếp hạng di tích lịch sử, là một trong những di sản đầu tiên của Hà Nội được xếp hạng. Lịch sử của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp luôn gắn liền với Văn Miếu cho đến tận khi EFEO rời đi vào năm 1957.

Thông qua bộ sưu tập ảnh Việt Nam của EFEO lần này, triển lãm sẽ kể lại hành trình của những con người tham gia vào việc bảo tồn Văn Miếu. Nhờ những con người ấy, di sản này đã có thể hồi sinh mạnh mẽ hơn, uy nghi hơn.

Tại sao Văn Miếu Quốc Tử Giám từng bị Pháp gọi là Chùa Quạ và bỏ hoang phế thời gian dài? - Ảnh 4.

Khuê Văn Các và Giếng Thiên Quang. Ảnh tư liệu.

Triển lãm giúp công chúng hiểu về những công việc đã thực hiện ở Văn Miếu trong giai đoạn này, công việc của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ, đồng thời cung cấp cho người xem một cách nhìn đương đại về công tác nghiên cứu ngày nay. Cùng với đó là chân dung của những con người luôn có niềm đam mê với di sản, đã góp phần cho bảo tồn khu di tích - sự quyết tâm, nỗ lực không mệt mỏi nhằm đối phó trước những tác động mạnh mẽ của thời gian lên di sản.

Tại sao Văn Miếu Quốc Tử Giám từng bị Pháp gọi là Chùa Quạ và bỏ hoang phế thời gian dài? - Ảnh 5.

Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám, ảnh tư liệu chụp năm 1920. Ảnh tư liệu.

Triển lãm được tổ chức tại Tiền đường nhà Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Thời gian triển lãm kéo dài đến ngày 30/04/2023.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem